Khám phá đảo cát lớn nhất thế giới
Đảo sở hữu những khu rừng nhiệt đới, cồn cát khổng lồ và hệ động thực vật hoang dã đa dạng.
Đảo Fraser nằm dọc theo vùng duyên hải phía Nam của bang Queensland, Australia. Nó là đảo cát lớn nhất thế giới với diện tích 1.840 km2. UNESCO công nhận đảo Fraser là di sản thế giới vào năm 1992.
Được bao quanh bởi những bờ biển và đụn cát, đảo có chiều dài chừng 120 km và chiều rộng xấp xỉ 24 km.
Con người bắt đầu sống trên đảo Fraser từ khoảng 5.000 năm trước. Nhà thám hiểm James Cook từng đi ngang qua đảo vào tháng 5.1770
Vừa bước chân lên đảo, du khách có thể thấy ngay được những bụi cây mọc thành từng hàng hình vòng cung rất lạ mắt trên các ụ cát
Đây là đồi Arch với màu đỏ sáng rất đặc trưng của cát (có chứa nhiều chất tannin). Các đụn cát ở đây có cái cao đến hơn 200m. Hơn thế nữa, cát trên đảo Fraser cực kỳ phì nhiêu, màu mỡ nên cây cối phát triển rất tươi tốt.
Bắt đầu từ đường cao tốc đầy cát của bãi Biển Seventy-Five Mile là khu vực chỉ dành riêng cho xe leo núi. Tại đây, có hàng trăm con đường cát nối liền các hồ nước, rừng nhiệt đới và các danh thắng tự nhiên khác.
Để nhìn từ trên cao xuống, du khách có thể thuê máy bay đi ngắm cảnh ở bãi Biển Cathedral, thung Lũng Happy và bãi biển Orchid.
Nước biển màu đỏ như thế này xuất hiện sau một cơn bão vào mùa hè. Đó là do chất tannin đột ngột tăng cao trong nước.
Ánh sao phản chiếu trên mặt hồ McKenzie, một trong hàng chục hồ trên đảo Fraser. Vào ban ngày hàng trăm khách du lịch tới hồ McKenzie để ngắm bãi cát trắng muốt và mặt nước trong xanh của nó.
Màu cà phê của thung lũng Wathumba hòa quyện với màu xanh ngọc bích của vịnh Platypus.
Đá là dạng vật chất hiếm hoi trên một hòn đảo cát. Khối đá này nằm ở phía bắc đảo Fraser và được tạo nên bởi nham thạch núi lửa từ vài triệu năm trước.
Trên đảo Fraser, du khách sẽ thấy thiên nhiên tạo ra những màn trình diễn khác nhau theo từng mùa – hoa dại của mùa xuân, ngày sáng chói của mùa hè, màu sắc của mùa thu và sự hoang tàn của mùa đông.
Đảo Fraser nổi tiếng với những rừng cây tán lá thấp mọc tự nhiên trên cát chứ không phải đất.
Banksia là tên một loài cây đặc trưng của đảo Fraser. Đây là một trong số những loài cây cổ xưa vẫn còn trên đảo. Cái tên Banksia được đặt theo tên của nhà sinh vật học người Anh, Joseph Banks, người đã từng tới thăm vùng biển phía Đông Australia vào năm 1770.
Đảo Fraser là nơi sinh sống của rất nhiều động vật có vú, chim, động vật bò sát và động vật lưỡng cư. Loài cá sấu nước mặn cũng sống ở đây.
Litoria cooloolensis là loài ếch có khả năng sống trong môi trường nước có tính axit cao. Chúng là một trong số những loài ếch quý hiếm trên đảo.
Đến với Fraser du khách không chỉ được nghỉ ngơi trong các khu nghỉ quan trọng mà còn được ngủ dưới trời sao. Lưu trú trong một khu nhà nghỉ thân thiện với sinh thái, nơi du khách có thể thưởng thức dịch vụ xoa bóp, tiệc cocktail và các bữa ăn trong nhà hàng hay thư giãn trong thế giới riêng ở bãi biển phía trước nhà có các khu đất nhiều cây bụi và động vật hoang dã bao quanh.
Du khách cũng có thể tìm khách sạn và các biệt thự xa bờ biển mà vẫn có thể ngắm nhìn biển. Để thực sự hòa mình với thiên nhiên, du khách hãy dựng lều ở các khu cắm trại ở vùng Central Station, hồ Boomanjin, hồ McKenzie, Dundubara, Waddy Point, Wathumba, làng Dilli hoặc bãi biển Cathedrals.
Hãy một lần đến với đảo Fraser, nơi có khung cảnh thiên nhiên hiếm có và hùng vĩ, để hiểu được vì sao các thổ dân, chủ nhận của hòn đảo lại gọi Fraser là K’gari, tức là thiên đường.
([Tên nguồn])