khách du lịch bị cuốn hút bởi các thị trấn bị bỏ hoang, mang sự huyền bí
Các thị trấn bị bỏ hoang đã trở thành tàn tích phủ bóng thời gian, và mang đến cho khách du lịch cái nhìn dù chỉ thoáng qua về cuộc sống của các cộng đồng từng có thời thịnh vượng.
Thành phố bị cho là "ma ám" Bhangarh, Ấn Độ. (Ảnh: lakshmisharath.com)
Sức cuốn hút của các thị trấn bị bỏ hoang được cho là tàn tích mang sự huyền bí
Cũng từ lâu đã xuất hiện cái gọi là một hiện tượng du lịch để "ngắm nhìn sự tàn phá" (của thời gian). Đây là thuật ngữ mô tả niềm đam mê của nhiều người với những vẻ đẹp khác lạ ẩn giấu sau những câu chuyện và cảnh vật ma mị của những tàn tích.
Bởi chúng vẫn có sức cuốn hút riêng, như những lời nhắc nhở về cách hành xử của con người và sức mạnh vô hình của thời gian.
Khá đông du khách vẫn bị cuốn hút tới các điểm du lịch, là những thị trấn bị bỏ hoang đẹp nhất thế giới.
1. Bhangarh, Ấn Độ:
Các tàn tích của Bhangarh đều mang vẻ huyền bí, ma mị... (Ảnh: lakshmisharath.com)
Sau khi Bhangarh - một thủ phủ địa phương ở tây bắc Ấn Độ - bị Vương công Jaipur chinh phục thời thập niên 1720, thành phố vốn có niên đại từ khoảng thế kỷ 17 (hoặc sớm hơn) này nhanh chóng bị bỏ hoang.
Các tàn tích của nó bao gồm những ngôi đền, pháo đài, cửa hàng và chợ thời Trung cổ được cho là "bị ma ám". Gây ấn tượng hơn nữa là những truyền thuyết kỳ lạ xoay quanh sự trỗi dậy và suy tàn nhanh chóng của Bhangarh.
Việc tiếp cận Bhangarh bị cấm sau khi mặt trời lặn, theo luật định. (Ảnh: lakshmisharath.com)
Các khách du lịch muốn trải nghiệm cảm giác ma mị nơi đây, có thể đi từ Jaipur (vốn được mệnh danh là "thành phố màu hồng") - nơi có sẵn các tour tham quan "thành phố ma ám" Bhangarh.
Được biết việc tiếp cận Bhangarh bị cấm theo luật định trong khoảng thời gian từ hoàng hôn hôm trước tới bình minh hôm sau, bởi người dân địa phương cho rằng các linh hồn thường đi vào Bhangarh sau khi mặt trời lặn.
Còn có một số quy định khác tương tự, ví dụ như không ai được chăn thả gia súc tại đây sau khi mặt trời lặn.
2. Thị trấn bị bỏ hoang Humberstone và Santa Laura, Chile:
Thị trấn bị bỏ hoang, cơ sở chế biến muối chính tại Santa Laura. (Ảnh: Flickr)
Humberstone và Santa Laura vốn là 2 thị trấn lọc muối ở sa mạc Atacama, phía bắc Chile, tuy nhiên sau đó thị trấn này đã bị bỏ hoang từ năm 1958. Chúng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2005.
Tại thị trấn bị bỏ hoang này, các tòa nhà ở Humberstone và Santa Laura bao gồm nhà hát với những chiếc ghế nguyên bản, những ngôi nhà, một khách sạn, một bể bơi bằng gang đúc từ vỏ một con tàu, những cửa hàng còn nguyên bảng giá… được bảo tồn khá tốt và là điểm đến hấp dẫn cho du khách. Du khách có thể tới đây từ thị trấn Pozo Almonte gần đó (nơi có chỗ lưu trú và sân bay).
3. Thị trấn bị bỏ hoang Belchite, Tây Ban Nha:
Thị trấn bị bỏ hoang - Belchite là địa điểm mà sự tàn phá của chiến tranh được cho là khốc liệt nhất so với bất kỳ nơi nào khác của Tây Ban Nha đương đại. (Ảnh: Atlasobscura)
Belchite vốn là một thị trấn cổ bao quanh bởi làng quê, thuộc tỉnh Zaragoza. Đây cũng là nơi từng diễn ra trận chiến vô cùng tàn khốc thời nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939). khiến thị trấn bị phá hủy.
Cảnh đổ nát tại thị trấn bị bỏ hoang hiện nay trở thành những kỷ vật ma quái về cuộc bạo động dữ dội, nó nằm cách Belchite hiện đại chỉ nửa dặm nên khá dễ dàng tiếp cận.
4. Thị trấn bị bỏ hoang Kolmanskop, Namibia:
Thị trấn "ma" Kolmanskop với những ngôi nhà hoang đầy cát. (Ảnh: 123RF)
Kolmanskop nằm giữa những cồn cát của sa mạc Namib, từng là khu định cư của các công nhân làm việc tại mỏ kim cương gần đó, nhưng thị trấn bị bỏ hoang từ giữa thập niên 1950. Nó bị sa mạc dần "nuốt chửng", nhưng nội thất trong một số tòa nhà vẫn ở trạng thái tốt.
Du khách có thể lấy thành phố Lüderitz gần đó làm điểm xuất phát đi thám hiểm thị trấn bị bỏ hoang - Kolmanskop cùng một số thị trấn khai thác cũng bị bỏ hoang tương tự.
5. Làng "ma" Kayaköy, Thổ Nhĩ Kỳ:
Kayaköy trở thành làng "ma" sau khi bị bỏ hoang. (Ảnh: desertedplaces.blogspot.com)
Khi cuộc chiến Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ (1919-1922) chấm dứt, khoảng 1 triệu người Hy Lạp sống tại Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải hồi hương. Khi đó làng Kayaköy với khoảng 2.000 cư dân Hy Lạp ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ bị bỏ hoang. Phần còn sót lại của làng với hàng trăm ngôi nhà đổ nát, 2 nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp... được bảo tồn như một di tích lịch sử…
Khi loại thuốc điều trị bệnh phong được tìm thấy, các công trình cách ly trở nên không cần thiết và bị bỏ hoang từ...
Nguồn: [Link nguồn]