Hồ thiên thạch 50.000 năm tuổi ở Ấn Độ chuyển sang màu hồng chỉ sau 1 đêm

Sự kiện: Du lịch Châu Âu

Từ màu nước xanh ngọc lục bảo chuyển sang hồng chỉ sau một đêm, nguyên nhân thực sự là gì?

Hồ thiên thạch Lonar, nằm ở Maharashtra, Ấn Độ có đường kính khoảng 1,2 km và là hồ lớn nhất được hình thành từ những va chạm trên Trái đất trước đây. Khoảng 50.000 năm trước, khi thiên thạch rơi xuống Trái đất đã tạo ra một miệng núi lửa và nước tích tụ bên trong đã hình thành nên hồ nước.

Hồ thiên thạch 50.000 năm tuổi ở Ấn Độ chuyển sang màu hồng chỉ sau 1 đêm - 1

Năm 1823, người ta phát hiện ra hồ Lonar, sau đó rất nhiều khách du lịch và các nhà khoa học ghé đến thăm quan và nghiên cứu mỗi năm.

Các nhà địa chất cho biết, hồ Lonar trong quá khứ cũng từng xảy ra sự thay đổi màu sắc. Thế nhưng, vào thời điểm đó sự thay đổi màu sắc không diễn ra nghiêm trọng như hiện nay.

Hồ thiên thạch 50.000 năm tuổi ở Ấn Độ chuyển sang màu hồng chỉ sau 1 đêm - 2

Các chuyên gia sau khi làm một số thí nghiệm đã phát hiện ra độ pH của hồ là 10,5, có tính kiềm cao. Người ta ước tính rằng lượng nước chảy vào hồ giảm, dẫn tới độ mặn tăng đã làm thay đổi chất lượng nước và làm cho nước hồ chuyển sang màu hồng.

Hồ thiên thạch 50.000 năm tuổi ở Ấn Độ chuyển sang màu hồng chỉ sau 1 đêm - 3

Một số học giả tin rằng sự đổi màu của hồ Lonar có thể được gây ra bởi các vi sinh vật hoặc vi khuẩn trong hồ. Chính quyền sẽ cử người đến lấy mẫu nước hồ để thử nghiệm, hy vọng sẽ giải quyết được bí ẩn.

Ăn mừng hết bị cách ly tại nhà, hàng chục người nhảy xuống hồ nước xanh độc hại để tắm

Hàng trăm người, bao gồm cả các gia đình có trẻ em, sau khi hết bị cách ly đã đến một mỏ đá cũ, nơi có hồ nước màu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Orientaldaily) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Âu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN