Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau khi tiến hành khai quật, khảo cổ, nhiều hiện vật có giá trị được tìm thấy tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc (Thừa Thiên Huế).

Di tích Tháp đôi Liễu Cốc (địa chỉ tại làng Liễu Cốc Thượng, thôn Bàu Tháp, nay là Tổ dân phố Xuân Tháp (phường Hương Xuân, TX Hương Trà, Thừa Thiên Huế).

Di tích Tháp đôi Liễu Cốc (địa chỉ tại làng Liễu Cốc Thượng, thôn Bàu Tháp, nay là Tổ dân phố Xuân Tháp (phường Hương Xuân, TX Hương Trà, Thừa Thiên Huế).

Di tích gồm hai ngôi tháp được xây dựng gần nhau (cách nhau khoảng 2,8m) trên hai trục song song theo hướng Đông - Tây, lối vào tháp ở phía Đông. Tên gọi "Tháp đôi Liễu Cốc" được lấy từ tên địa danh làng Liễu Cốc và quy mô hai tháp để đặt tên di tích.

Di tích gồm hai ngôi tháp được xây dựng gần nhau (cách nhau khoảng 2,8m) trên hai trục song song theo hướng Đông - Tây, lối vào tháp ở phía Đông. Tên gọi "Tháp đôi Liễu Cốc" được lấy từ tên địa danh làng Liễu Cốc và quy mô hai tháp để đặt tên di tích.

Đây là công trình kiến trúc đặc trưng của người Chăm, có giá trị nhiều mặt cả về khoa học, lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng...

Đây là công trình kiến trúc đặc trưng của người Chăm, có giá trị nhiều mặt cả về khoa học, lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng...

Năm 1994, Tháp đôi Liễu Cốc được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay Bộ VHTTDL) ký quyết định xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Năm 1994, Tháp đôi Liễu Cốc được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay Bộ VHTTDL) ký quyết định xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Theo các tài liệu lịch sử, mặc dù hiện trạng xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, nhưng so với các ngôi đền tháp Champa được biết đến từ Bắc Mỹ Sơn (Quảng Nam) trở ra, bên cạnh tháp Phú Diên, Tháp đôi Liễu Cốc là di tích được đánh giá có tình trạng bảo tồn tốt nhất.

Theo các tài liệu lịch sử, mặc dù hiện trạng xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, nhưng so với các ngôi đền tháp Champa được biết đến từ Bắc Mỹ Sơn (Quảng Nam) trở ra, bên cạnh tháp Phú Diên, Tháp đôi Liễu Cốc là di tích được đánh giá có tình trạng bảo tồn tốt nhất.

Từ cuối tháng 4 đến tháng đầu tháng 6/2024, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thăm dò và khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc.

Từ cuối tháng 4 đến tháng đầu tháng 6/2024, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thăm dò và khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc.

Diện tích thăm dò 20m2 (4 hố), diện tích khai quật 60m2 (3 hố). Việc nghiên cứu, khai quật khảo cổ lần này để xác định rõ quy mô, kết cấu, tính chất, niên đại của di tích. Từ đó phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tổng thể di tích.

Diện tích thăm dò 20m2 (4 hố), diện tích khai quật 60m2 (3 hố). Việc nghiên cứu, khai quật khảo cổ lần này để xác định rõ quy mô, kết cấu, tính chất, niên đại của di tích. Từ đó phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tổng thể di tích.

Theo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, quá trình khai quật đã cho mở rộng và nối thông các hố khai quật (H1, H2, H3) lại với nhau tạo thành 1 hố lớn (9,4 x 10,3m), bao quanh nền móng kiến trúc tháp Bắc. Qua đó đã xác định rõ mặt bằng, quy mô và kết cấu của kiến trúc đền tháp Bắc.

Theo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, quá trình khai quật đã cho mở rộng và nối thông các hố khai quật (H1, H2, H3) lại với nhau tạo thành 1 hố lớn (9,4 x 10,3m), bao quanh nền móng kiến trúc tháp Bắc. Qua đó đã xác định rõ mặt bằng, quy mô và kết cấu của kiến trúc đền tháp Bắc.

Quy mô, kết cấu tháp Bắc có 4 phần: Móng, đế tháp, thân tháp và mái tháp. Riêng mái tháp đã bị sụp đổ, không thể nhận diện; thân tháp cũng bị sụp đổ mất hơn 1 nửa nên việc nhận diện cũng hạn chế. Từ móng đến thân tháp đều được xây xếp thuần nhất bằng gạch, gạch xếp so le ngang dọc, trong đó phần phủ bì bên ngoài và mặt trong của móng, tường tháp đều sử dụng gạch lành, riêng phần lõi tường thì được sử dụng đa phần là gạch vỡ, có lẫn đất sét vàng, thuần.

Quy mô, kết cấu tháp Bắc có 4 phần: Móng, đế tháp, thân tháp và mái tháp. Riêng mái tháp đã bị sụp đổ, không thể nhận diện; thân tháp cũng bị sụp đổ mất hơn 1 nửa nên việc nhận diện cũng hạn chế. Từ móng đến thân tháp đều được xây xếp thuần nhất bằng gạch, gạch xếp so le ngang dọc, trong đó phần phủ bì bên ngoài và mặt trong của móng, tường tháp đều sử dụng gạch lành, riêng phần lõi tường thì được sử dụng đa phần là gạch vỡ, có lẫn đất sét vàng, thuần.

Qua kết quả khai quật và quan sát bề mặt hiện trạng, bước đầu chúng tôi chỉ xác định được 2 đền tháp chính trong di tích, không thấy dấu hiệu của tháp thứ 3. Nếu đúng chỉ có 2 tháp thờ chính thì Tháp đôi Liễu Cốc là một di tích đặc biệt, duy nhất thuộc hệ thống di tích đền tháp Champa có 2 tháp thờ chính. Thông thường, các di tích đền tháp Champa phân bổ dọc miền Trung Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu mới chỉ ghi nhận về hệ thống 1 hoặc 3 tháp thờ chính, không có trường hợp nào 2 tháp thờ chính như ở Liễu Cốc.

Qua kết quả khai quật và quan sát bề mặt hiện trạng, bước đầu chúng tôi chỉ xác định được 2 đền tháp chính trong di tích, không thấy dấu hiệu của tháp thứ 3. Nếu đúng chỉ có 2 tháp thờ chính thì Tháp đôi Liễu Cốc là một di tích đặc biệt, duy nhất thuộc hệ thống di tích đền tháp Champa có 2 tháp thờ chính. Thông thường, các di tích đền tháp Champa phân bổ dọc miền Trung Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu mới chỉ ghi nhận về hệ thống 1 hoặc 3 tháp thờ chính, không có trường hợp nào 2 tháp thờ chính như ở Liễu Cốc.

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi - 11

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi - 12

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi - 13

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi - 14

Nhiều hiện vật được phát hiện sau quá trình khảo cổ.

Nhiều hiện vật được phát hiện sau quá trình khảo cổ.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tuy phạm vi khai quật khảo cổ vừa qua còn rất hạn chế nhưng đã cho nhiều phát hiện mới, khẳng định thêm những giá trị to lớn của di tích Tháp đôi Liễu Cốc. Sau đợt này, đơn vị sẽ kiến nghị với UBND tỉnh tiếp tục mở rộng khảo cổ giai đoạn 2 với di tích này. Nếu làm được điều này mới có cơ sở, phương án bảo tồn, phát huy giá trị lâu dài.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tuy phạm vi khai quật khảo cổ vừa qua còn rất hạn chế nhưng đã cho nhiều phát hiện mới, khẳng định thêm những giá trị to lớn của di tích Tháp đôi Liễu Cốc. Sau đợt này, đơn vị sẽ kiến nghị với UBND tỉnh tiếp tục mở rộng khảo cổ giai đoạn 2 với di tích này. Nếu làm được điều này mới có cơ sở, phương án bảo tồn, phát huy giá trị lâu dài.

Video hình hài di tích tháp Champa nghìn năm tuổi ở Huế.

Nguồn: [Link nguồn]

Văn Thánh Huế là công trình đã có tuổi đời hơn 200 năm. Với kiến trúc độc đáo và ý nghĩa lịch sử, nơi đây đã trở thành điểm đến tham quan yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với mảnh đất cố đô.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dũng ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN