"Hé nở” Kỳ quan tâm linh của đất nước Ấn Độ
Cách thủ đô Delhi, Ấn Độ 5km về phía Bắc có một ngôi đền mang hình dáng của một bông hoa sen đang “hé nở”. Ngay từ khi xuất hiện - năm 1987, đền Hoa Sen đã được xếp hàng thứ ba trong số các kiến trúc độc đáo, to lớn nhất thế giới.
Ở Ấn Độ, người ta rất xem trọng loài hoa sen bởi nó tượng trưng cho sự thanh khiết.
Đền Hoa Sen là ngôi đền nổi tiếng nhất của đạo Bahai tại Ấn Độ, một tôn giáo lớn có nguồn gốc ở Ba Tư sau đó du nhập vào Ấn Độ từ thế kỷ 19. Đền do kiến trúc sư Fa-ri-bo Sah-ba người Canada gốc Iran thiết kế và được hoàn thành sau 10 năm xây dựng. Khoảng 800 kỹ sư, kỹ thuật viên, nghệ nhân và công nhân đã giúp sức thực hiện công trình xây dựng hết sức phức tạp này. Công trình làm bằng đá cẩm thạch, xi măng, dolomite và cát.
Đền cao 35m, chiếm diện tích khoảng 105.000 m², đền có sức chứa 2500 người.
Khu cầu nguyện của đền thờ
Đền được gọi là đền Hoa Sen vì tại đây, hoa sen được thể hiện rất đa dạng, cánh sen được cách điệu làm mái vòm hành lang, làm hoa văn trên cửa, có khi cánh sen hóa thành những hồ nước.
Đền Hoa sen có 3 lớp cánh, mỗi lớp có 9 cánh.
Đền Hoa sen có 3 lớp cánh, mỗi lớp có 9 cánh. Trong các con số thì số 9 là số lớn nhất, tượng trưng cho sự hoàn hảo, thống nhất. Chín cánh ở mỗi lớp cánh cũng tượng trưng cho 9 tôn giáo lớn trên thế giới. Tất cả mọi người bất kể thuộc tôn giáo nào đều có thể đến đây tham quan. Điều này thể hiện sự đoàn kết thống nhất, một quan niệm cơ bản của đạo Bahai.
9 hồ nước phản bên ngoài bao quanh ngôi đền mang hình những cánh lá.
9 hồ nước phản chiếu công trình bao quanh bên ngoài có hình những chiếc lá xanh của hoa sen. Với kiểu dáng độc đáo như vậy, đền Hoa Sen không chỉ là nơi cầu nguyện của các tín đồ đạo Bahai, mà còn là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đến New Delhi.
Khi vào đền tất cả mọi người phải để lại giày, dép bên ngoài. Việc này cũng giống như ở hầu hết các đền chùa khác. Giày dép của khách tham quan được mang đến gởi ở phòng giữ đồ. Sau khi tham quan đền xong họ sẽ quay lại đây nhận giày dép của mình.
Vào mùa lễ hội, mỗi ngày có tới khoảng 150 ngàn lượt du khách đến tham quan công trình kiến trúc độc đáo này.