Hành trình chinh phục châu Nam Cực của cô gái Việt
Rất âm thầm trong giới đi bụi và luôn khiêm tốn nhưng Phạm Thị Thanh Hoài, cô gái Đà Nẵng sinh năm 1985 và làm việc ở Sài Gòn thực sự là một dân đi đáng nể.
Bức ảnh Thanh Hoài chụp tại Nam Cực
Không khua chiêng gõ trống, không giàu có, không nhà tài trợ, Hoài tự mình thực hiện những hành trình tưởng như là không thể. Hơn một năm rưỡi qua, Hoài một mình vác balo Úc, Mỹ, các quốc gia châu Mỹ latinh...Hiện cô vẫn đang chu du thế giới.
Mới đây, Hoài đã có chuyến đi mà theo cô "đặc biệt ấn tượng trong cuộc đời", đó là châu Nam Cực, một trong những nơi khó đến và hiếm khách du lịch nhất thế giới. Hành trình của Hoài xuất phát từ Ushuaia (thuộc một hòn đảo của Argentina), tàu vượt Drake Passage là nơi giao nhau của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để đến Nam Cực. Mùa du lịch châu Nam cực chỉ kéo dài trong sáu tháng, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Chuyến đi của Hoài là chuyến cuối cùng của mùa 2016-2017.
Ngoài việc khám phá châu Nam Cực, những ngày trên tàu, Hoài tham gia các buổi thuyết trình của các chuyên gia về những vấn đề liên quan châu Nam Cực hoặc về loài sinh vật đặc biệt của vùng đất này như chim cánh cụt.
Hỏi Hoài có xót ruột vì chi phí "khủng” của chuyến đi này với một dân đi bụi vốn phải tiết kiệm từng đồng, cô lắc đầu cười. “Chuyến đi quá giá trị. Em đã trải qua cơn bão cấp 8 và chứng kiến những kỳ lạ của thời tiết, có hôm trước đầu tàu thì mây đen u ám nhưng phía sau tàu thì trời nắng rực rỡ. Nhất là em đã biết được một châu lục vô cùng đặc biệt của thế giới”, Hoài chia sẻ.
Châu Nam Cực là lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của trái đất, được xem là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất trên thế giới. Nam Cực không thuộc về chủ quyền của quốc gia nào. Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, chỉ ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Nhiều quốc gia cử các chuyên gia khoa học đến đây để nghiên cứu khoa học.
Dưới đây là những hình ảnh kỳ vĩ ở châu Nam Cực mà Hoài chia sẻ với bạn đọc PLO.
Tàu lênh đênh trên biển hai ngày để đến Nam Cực
Những tảng băng kỳ vĩ
Cảnh quan Nam Cực
Những cư dân nổi tiếng của Nam Cực: chim cánh cụt
Nam Cực có nhiều loại chim cánh cụt
Hải cẩu cũng là sinh vật đặc biệt ở châu lục này
Cảnh quan siêu thực ở Nam Cực
Hoài viết tên Tổ quốc trên tuyết khi đến Nam Cực
Di chuyển bằng thuyền đến các đảo
Nam Cực là lục địa khô và lạnh nhất trên thế giới
Cột cờ
Trạm nghiên cứu của các nhà khoa học
Hoài thích thú vọc tuyết và ngắm chim cánh cụt
Trạm nghiên cứu của các nhà khoa học
Một số nước đánh dấu sự hiện diện của mình ở Nam Cực nhưng Nam Cực không thuộc chủ quyền của quốc gia nào
Những chú chim cánh cụt nô đùa bên bờ biển
Niềm háo hức khám phá Nam Cực
Chuyến tàu xuất phát từ Ushuaia (Argentina) đến Nam Cực và về lại nơi đây
Nhiếp ảnh gia đến từ Mỹ đã dành hơn hai thập kỷ để trải nghiệm cuộc sống và ghi lại cảnh đẹp ở Nam Cực.