Hành hương đầu năm ở 6 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của Việt Nam
Mọi người thường tìm tới không gian thanh bình nơi cửa Phật để cõi lòng được bình yên và cầu mong những điều may mắn, tài lộc… sẽ tới trong năm mới.
Chùa Hương - Hà Nội
Chùa Hương là một quần thể bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, các đền thờ thần cùng với những ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài (còn có tên gọi khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù), cách bến Trò không xa. Trung tâm của chùa Hương là chùa Trong nằm tại động Hương Tích - nơi được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”.
Quãng thời gian từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là thời điểm đông đảo khách hành hương tìm về tham dự lễ hội chùa Hương. Đến với chùa Hương, du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn và được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, non nước đầy thơ mộng.
Phủ Tây Hồ - Hà Nội
Giữa Thủ đô hoa lệ vẫn tồn tại nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng. Và phủ Tây Hồ chính là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất. Đó là lý do mỗi dịp Tết đến, xuân về, Phủ Tây Hồ lại thu hút không chỉ người dân Hà Thành mà còn cả du khách từ khắp nơi tìm tới. Tất cả đều mang theo mình hi vọng về một năm mới an lành, may mắn cùng nhiều tài lộc sẽ đến với bản thân và gia đình.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây, là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa - một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Vốn là một người phụ nữ tài hoa, đức độ nên công chúa Liễu Hạnh đã được dân gian thần thánh hóa và tôn làm Thánh Mẫu.
Chùa Hà – Hà Nội
Nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chùa Hà được nhiều người dân Thủ đô đến chiêm bái vào dịp Tết hay ngày rằm. Không chỉ những người cô đơn, lẻ bóng hay những người không suôn sẻ trong cuộc sống gia đình tìm tới chùa Hà mà đây còn là điểm đến của rất nhiều đôi bạn trẻ để cầu mong chuyện tình cảm thêm nồng thắm, tốt đẹp.
Khi đến chùa Hà, mọi người không sắp lễ nhiều như những ngôi chùa khác mà chỉ cần một ít tiền vàng, trầu cau và hoa đặt trên một chiếc khay nhỏ cùng với tiền lẻ.
Đền Trần – Nam Định
Ngự tại đường Trần Thừa thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, đền Trần – nơi thờ 14 vị vua đời Trần cùng những vị quan đã có công phụng sự nhà Trần là điểm đến không thể không nhắc tới trong danh sách các ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng tại Việt Nam. Được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần từng bị quân Minh phá hủy hồi thế kỉ thứ 15, đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc là đền Trùng Hoa, đền Thiên Trường (đền Thượng) và đền Cổ Trạch (đền Hạ).
Đầu năm, khách thập phương cũng như người dân Nam Định lại nô nức kéo nhau về tham dự lễ hội khai ấn đền Trần. Lễ hội diễn ra vào giữa đêm ngày 14 và rạng sáng ngày 15 tháng giêng nhưng ngay từ ngày mùng 1 Tết, du khách đến thăm đền Trần đã tấp nập. Mọi người thường tâm niệm rằng, xin được ấn đền Trần sẽ giúp cho việc thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới và con đường công danh được vẻ vang, thăng tiến.
Chùa Đồng – Quảng Ninh
Với cảnh sắc thiên nhiên đầy mê hoặc hòa quyện cùng hệ thống chùa, am, tháp nằm rải rác từ dốc Đỏ đến đỉnh núi, khu danh thắng Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh từ nhiều năm nay đã trở thành một điểm du xuân quen thuộc của đông đảo khách hành hương.
Đặc biệt và nổi bật nhất trong quần thể di tích Yên Tử không thể không nhắc tới chùa Đồng – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nằm trên đỉnh núi Yên Tử ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Dù phải vượt qua hàng ngàn bậc đá mới tới được chùa nhưng nơi này không năm nào vắng bóng khách hành hương.
Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội Yên Tử tổ chức dưới chân núi sẽ là cuộc hành hương tới chùa Đồng (ngôi chùa bằng đồng lớn nhất châu Á) của hàng vạn người nhằm tách mình ra khỏi thế giới trần tục và cầu mong thật nhiều tài lộc sẽ đến với bản thân trong năm tới.
Chùa Duyên Ninh – Ninh Bình
Nằm ở làng cổ Chi Phong thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Duyên Ninh nằm trong khuôn viên của cố đô Hoa Lư, là nơi các công chúa thời Đinh – Lê thương lui tới.
Từng là nơi hoàng hậu Phất Ngân (vợ của vua Lý Công Uẩn) tu hành và tác hợp cho nhiều đôi lứa nên chùa Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại cố đô Hoa Lư và cũng là nơi nhiều người hiếm muộn đường con cái tìm đến để cầu tự.
Từ ngày mùng 2 Tết, nhiều điểm tham quan du lịch bắt đầu mở cửa thu hút khách tới vui chơi, nghỉ dưỡng trong những ngày...
Nguồn: [Link nguồn]