Dừng chân ở ‘ngôi trường hồng’ bên dòng sông Hương

Trường Quốc học Huế nằm bên dòng sông Hương thơ mộng không chỉ nổi tiếng về thành tích học tập của các học sinh, kiến trúc của “ngôi trường hồng” này còn khiến bao du khách đắm say...

Ngôi trường nổi nhất Huế cổ kính bên dòng sông Hương. Ảnh: Huế Đặng

Ngôi trường nổi nhất Huế cổ kính bên dòng sông Hương. Ảnh: Huế Đặng

Nhắc đến Huế, nếu không có trường Quốc học Huế sẽ thật thiếu sót. Bởi nơi đây không chỉ là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước qua các thời kỳ, mà còn là điểm đến tham quan lý tưởng của biết bao du khách.

Nhắc đến Huế, nếu không có trường Quốc học Huế sẽ thật thiếu sót. Bởi nơi đây không chỉ là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước qua các thời kỳ, mà còn là điểm đến tham quan lý tưởng của biết bao du khách.

Ngày nay, trường THPT Chuyên Quốc học Huế nằm ở đường Lê Lợi (TP. Huế, Thừa Thiên Huế), bên cạnh dòng Hương Giang. Đây là một trong ba ngôi trường THPT lâu đời nhất Việt Nam, sau THPT Lê Quý Đôn ở TP. HCM và THPT Nguyễn Đình Chiểu ở TP. Mỹ Tho.

Ngày nay, trường THPT Chuyên Quốc học Huế nằm ở đường Lê Lợi (TP. Huế, Thừa Thiên Huế), bên cạnh dòng Hương Giang. Đây là một trong ba ngôi trường THPT lâu đời nhất Việt Nam, sau THPT Lê Quý Đôn ở TP. HCM và THPT Nguyễn Đình Chiểu ở TP. Mỹ Tho.

Trường thành lập dưới thời vua Thành Thái (năm 1896) với tên gọi “Quốc học Pháp tự trường môn” có diện tích 4.237m2. Đây cũng là ngôi trường Pháp - Việt của toàn xứ Đông Dương và là trường trung học đệ nhất đầu tiên ở xứ Huế.

Trường thành lập dưới thời vua Thành Thái (năm 1896) với tên gọi “Quốc học Pháp tự trường môn” có diện tích 4.237m2. Đây cũng là ngôi trường Pháp - Việt của toàn xứ Đông Dương và là trường trung học đệ nhất đầu tiên ở xứ Huế.

Vào năm 1908, Nguyễn Tất Thành (tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh) là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất của trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại ngôi trường Quốc học niên khoá 1908 - 1909. Ảnh: Khoa Lê Văn

Vào năm 1908, Nguyễn Tất Thành (tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh) là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất của trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại ngôi trường Quốc học niên khoá 1908 - 1909. Ảnh: Khoa Lê Văn

Thời kỳ đầu, trường Quốc học gồm những dãy nhà tranh, vốn là trại lính thuỷ quân Hoàng gia được cải tạo lại. Phía trước trường là tường xây bằng gạch, màu đỏ sậm, cổng trường có kiến trúc cổ kính với hai tầng, tầng trên bằng gỗ. Ảnh: Khoa Lê Văn

Thời kỳ đầu, trường Quốc học gồm những dãy nhà tranh, vốn là trại lính thuỷ quân Hoàng gia được cải tạo lại. Phía trước trường là tường xây bằng gạch, màu đỏ sậm, cổng trường có kiến trúc cổ kính với hai tầng, tầng trên bằng gỗ. Ảnh: Khoa Lê Văn

Năm 1915, trường Quốc học được xây dựng lại, những dãy nhà tranh được thay thế bằng hai dãy nhà lầu xây bằng gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu. Vào năm 1989, giữa sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1915, trường Quốc học được xây dựng lại, những dãy nhà tranh được thay thế bằng hai dãy nhà lầu xây bằng gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu. Vào năm 1989, giữa sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trường đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định số 298 ngày 26/3/1990.

Trường đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định số 298 ngày 26/3/1990.

Trải qua hơn 125 năm, trường Chuyên Quốc học là cái nôi ươm mầm, nuôi dưỡng, đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước qua các thời kỳ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Tổng Bí thư Trần Phú…

Trải qua hơn 125 năm, trường Chuyên Quốc học là cái nôi ươm mầm, nuôi dưỡng, đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước qua các thời kỳ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Tổng Bí thư Trần Phú…

Trường Quốc học Huế vốn nổi tiếng khắp cả nước bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Hầu hết học sinh ở đây đều đỗ đạt vào các trường đại học nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế. Ngày nay, nhiều thí sinh của ngôi trường này còn đạt các giải cao ở sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia như Hồ Ngọc Hân, Hồ Đắc Thanh Chương…

Trường Quốc học Huế vốn nổi tiếng khắp cả nước bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Hầu hết học sinh ở đây đều đỗ đạt vào các trường đại học nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế. Ngày nay, nhiều thí sinh của ngôi trường này còn đạt các giải cao ở sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia như Hồ Ngọc Hân, Hồ Đắc Thanh Chương…

Khi đến đây, du khách được tham quan ngôi trường có lịch sử hơn 125 năm với lối kiến trúc Pháp cổ kính, một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất Cố đô Huế. Ấn tượng đầu tiên là cổng trường cổ kính, tiếp theo là câu nói nổi tiếng của đại học sĩ Thân Nhân Trung (triều nhà Lê). Đó là “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nằm ở vị trí trung tâm và cao nhất của trường như nhắc nhở các thế hệ học trò về truyền thống hiếu học của dân tộc. Ảnh: Thanh Long

Khi đến đây, du khách được tham quan ngôi trường có lịch sử hơn 125 năm với lối kiến trúc Pháp cổ kính, một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất Cố đô Huế. Ấn tượng đầu tiên là cổng trường cổ kính, tiếp theo là câu nói nổi tiếng của đại học sĩ Thân Nhân Trung (triều nhà Lê). Đó là “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nằm ở vị trí trung tâm và cao nhất của trường như nhắc nhở các thế hệ học trò về truyền thống hiếu học của dân tộc. Ảnh: Thanh Long

Trải qua bao dòng chảy của thời gian, nhiều dãy phòng học vẫn còn mang đậm kiến trúc đặc trưng của Pháp với màu sắc, các hoa văn, họa tiết trang trí, cửa chính cũng như những ô cửa phụ. Ảnh: Khoa Lê Văn

Trải qua bao dòng chảy của thời gian, nhiều dãy phòng học vẫn còn mang đậm kiến trúc đặc trưng của Pháp với màu sắc, các hoa văn, họa tiết trang trí, cửa chính cũng như những ô cửa phụ. Ảnh: Khoa Lê Văn

Trong dịp kỷ niệm 120 năm thành lập trường (ngày 23/10/2016), trường Quốc học Huế đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích đạt được và những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Trong dịp kỷ niệm 120 năm thành lập trường (ngày 23/10/2016), trường Quốc học Huế đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích đạt được và những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Vào cuối năm 2021, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế, trong đó có trường Quốc học Huế. Ảnh: Khoa Lê Văn

Vào cuối năm 2021, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế, trong đó có trường Quốc học Huế. Ảnh: Khoa Lê Văn

Những bức tường hồng như càng tôn lên vẻ đẹp của biết bao du khách. Ảnh: Thanh Long

Những bức tường hồng như càng tôn lên vẻ đẹp của biết bao du khách. Ảnh: Thanh Long

Dừng chân bên chiếc ghế đá. Ảnh: Khoa Lê Văn

Dừng chân bên chiếc ghế đá. Ảnh: Khoa Lê Văn

Trải qua thời gian, ngôi trường Quốc học Huế ngày nay vẫn giữ được nét cổ kính, là một trong những ngôi trường đẹp nhất Việt Nam thu hút biết bao du khách đến tham quan. Ảnh: Khoa Lê Văn

Trải qua thời gian, ngôi trường Quốc học Huế ngày nay vẫn giữ được nét cổ kính, là một trong những ngôi trường đẹp nhất Việt Nam thu hút biết bao du khách đến tham quan. Ảnh: Khoa Lê Văn

Có vô vàn thứ để khám phá sao lại nói Huế buồn!

Câu cửa miệng của mọi người là đi Huế buồn lắm nhưng đối với nhóm mình thì đây là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Quân, chàng trai đến từ Thủ đô Hà Nội, chia sẻ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Vân ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN