Du ngoạn đáy biển cùng ... cá mập!

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Đảo san hô Fakarava ở Pháp là một trong những nơi tốt nhất để bơi cùng cá mập, nơi đây có lúc tập trung hàng trăm con.

Thủy triều ở Thái Bình Dương tràn vào đầm phá Fakarava qua một con kênh. Fakarava hình thành xung quanh một hòn đảo núi lửa sau đó bị chìm

Thủy triều ở Thái Bình Dương tràn vào đầm phá Fakarava qua một con kênh. Fakarava hình thành xung quanh một hòn đảo núi lửa sau đó bị chìm

Đảo san hô Fakarava ở quần đảo Tuamotu của Polynesia thuộc Pháp, một phần của khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận, nơi nhiều cá mập bậc nhất trên thế giới.

Người dân Polynesia rất tôn trọng cá mập, họ xem chúng như người bảo vệ. Matahi Tutavae, một nhà làm phim, đồng thời là người sáng lập Faafaite-Tahiti Voyaging Society nhớ lại, khi đi thuyền buồm, giữa một đội ca nô truyền thống của người Polynesia trên đường tiếp cận Fakarava từ Tahiti. Cả nhóm dừng lại sau ba ngày chèo thuyền, làm nghi lễ mà một phụ nữ địa phương từ Fakarava đã khuyên họ thực hiện giữa hai hòn đảo.

Một thợ lặn bơi giữa đàn cá mập xám vào ban đêm quanh đảo Fakarava

Một thợ lặn bơi giữa đàn cá mập xám vào ban đêm quanh đảo Fakarava

Tutavae nói: “Khi bạn đến một nơi nào đó ở Châu Đại Dương, bạn luôn phải xin phép và làm rõ ý định của mình — đối với cả những người sống ở đó và cả tổ tiên. Cô ấy đã dạy chúng tôi một lời cầu nguyện, giống như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa".

Anh cho biết cả nhóm bắt đầu một buổi lễ ở giữa đại dương để xin phép tiếp cận đầm phá của Fakarava. Và điều thật kỳ lạ, nửa giờ sau, một con cá mập đầu trắng dưới đáy đại dương, động vật "totem" của Fakarava, đã đến và chạm vào thân thuyền.

“Đối với chúng tôi, đó là một dấu hiệu tốt,” Tutavae nói. “Cá mập chưa bao giờ là mối đe dọa đối với chúng tôi, cho đến gần đây khi mọi người bắt đầu cho chúng ăn và thay đổi thói quen của chúng”.

Vào một đêm gần như không có trăng ở Fakarava, các thành viên trong nhóm của nhiếp ảnh gia Laurent Ballesta bơi ngược dòng thủy triều, chiếu đèn để chụp ảnh cá mập khi chúng săn mồi 

Vào một đêm gần như không có trăng ở Fakarava, các thành viên trong nhóm của nhiếp ảnh gia Laurent Ballesta bơi ngược dòng thủy triều, chiếu đèn để chụp ảnh cá mập khi chúng săn mồi 

Tutavae cho rằng, những khách du lịch đến thăm nơi xa xôi này của thế giới nên tiếp cận cá mập với sự tôn trọng. Các công ty lữ hành không nên cho cá mập ăn; tự giáo dục bản thân về các loài động vật và bước vào đại dương với tâm hồn cởi mở.

Fakarava có đầm phá lớn thứ hai trong quần đảo Tuamotu, ở Polynesia thuộc Pháp

Fakarava có đầm phá lớn thứ hai trong quần đảo Tuamotu, ở Polynesia thuộc Pháp

Nguồn: [Link nguồn]

9 bãi biển có màu sắc kỳ lạ nhất trên thế giới

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy những bãi biển ở đây có màu sắc rực rỡ như xanh lá cây hay tím đậm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kỳ Phong ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN