Độc lạ đầu năm: Hàng ngàn người đi chợ "choảng nhau" cầu may ở Thanh Hóa
Cứ vào ngày mùng 6 Tết hằng năm, hàng ngàn người lại kéo nhau tới phiên chợ độc lạ, 1 năm chỉ họp 1 lần ở Thanh Hóa để "choảng nhau" cầu may mắn
Sáng 3-2 (mùng 6 Tết), hàng ngàn người đổ về bãi đất trống ven bờ sông Hoàng (thuộc TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) để tham gia phiên chợ độc lạ "choảng nhau", cầu năm mới nhiều may mắn.
Đây là phiên chợ kỳ quặc nhất ở xứ Thanh, mỗi năm chỉ họp duy nhất một ngày. Chợ họp trên khu đất ven sông, rộng khoảng 3.000 m2, giáp ranh giữa huyện Đông Sơn trước đây (nay là TP Thanh Hóa) và huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Phiên chợ độc lạ này thường có nhiều tên gọi như "chợ choảng", "chợ Chuộng", chợ giải xuôi, cầu may mắn… Người dân tới chợ sẽ bị dùng cà chua, trứng… ném nhau để cầu may mắn. Dù không quen biết, nhưng ai cũng vui vẻ khi bị ném vào người. Bởi, theo quan niệm, ai càng bị ném nhiều cà chua, năm đó sẽ gặp nhiều may mắn.
Hàng ngàn người đội mưa về dự phiên chợ "choảng nhau" cầu may "độc nhất vô nhị" ở xứ Thanh ngày mùng 6 Tết
Ngoài cà chua được bày bán nhiều nhất để làm "vũ khí" đánh nhau, chợ Chuộng còn bày bán nhiều mặt hàng "cây nhà, lá vườn" như: Bánh đa gấc, bánh cuốn, bánh đúc, rau, quả...
Mặc dù năm nay thời tiết có mưa nặng hạt, trời rất lạnh, thế nhưng hàng ngàn người vẫn đổ về phiên chợ "có một không hai" ở xứ Thanh để "choảng nhau" cầu may mắn.
Hình ảnh tại phiên chợ "choảng nhau" cầu may ở xứ Thanh Tết Ất Tỵ 2025:
Chợ Chuộng là phiên chợ "độc lạ" nhất xứ Thanh, mỗi năm chỉ họp 1 lần vào ngày 6 Tết
Cà chua là nguyên liệu không thể thiếu ở chợ Chuộng, được sử dụng để làm "vũ khí" ném nhau cầu may mắn
Các cô gái trẻ là tâm điểm của những màn "choảng nhau" bằng cà chua
Núp bóng để thoát qua màn ném cà chua
Nhiều người từ quần áo, đầu tóc nhuộm đỏ sau những trận "mưa" cà chua
Ngoài cà chua, chợ Chuộng còn bày bán rất nhiều sản vật của địa phương để mua bán, cầu may mắn
Clip phiên chợ "độc nhất vô nhị" ở xứ Thanh
Theo truyền thuyết, chợ Chuộng có từ thời khởi nghĩa Lam Sơn. Trong một lần nghĩa quân bị giặc Minh truy đuổi đến ven bờ sông Hoàng thì hết đường lui. Để che giấu nghĩa quân, người dân trong làng đã kéo nhau ra bãi sông tổ chức họp chợ. Tướng lĩnh và binh lính đều được cải trang thành dân cày, vũ khí cất giấu trong các đống rau quả, lều quán. Khi quân giặc đuổi tới nơi, thấy phiên chợ đông đúc nên không chút đề phòng. Lợi dụng lúc chúng mất cảnh giác, vị tướng chỉ huy phát động phản công. Bằng sự đoàn kết, mưu trí và dũng cảm của quân và dân nên kẻ thù bị đánh tan tác. Cảm kích trước sự giúp đỡ của dân làng, nhà vua đã ban nhiều vàng bạc, lúa ngô trọng thưởng hậu hĩnh. Kể từ đó, để tưởng nhớ sự kiện này, hàng năm người dân tổ chức phiên chợ Chuộng vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán với phần đánh nhau giả như một nét văn hóa truyền thống. |
Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, dịp tết Ất Tỵ 2025 (từ 25/1-2/2, tức 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 Tết), ngành du lịch cả nước ước đón và phục vụ...
Nguồn: [Link nguồn]
-03/02/2025 12:44 PM (GMT+7)