Dò kim loại, phát hiện kho báu vàng lớn nhất đất nước
Một kho báu 1.500 tuổi chứa đầy trang sức, huy chương và tiền vàng ròng vừa được một nhà phát hiện kim loại nghiệp dư khai quật được trên bán đảo Jutland của Đan Mạch.
Theo Bảo tàng Vejlie, nơi đã tiếp nhận, nghiên cứu và sẽ triển lãm kho báu, số trang sức vàng ròng này là "khám phá khảo cổ toàn diện nhất trong lịch sử Đan Mạch".
Cận cảnh một phần kho báu - Ảnh: Bảo tàng Vejlie
Kho báu với tổng trọng lượng gần 1 kg, được chôn xuống đất từ 1.500 năm trước gồm nhiều chiếc huy chương và trang sức được chế tác rất tinh xảo bằng một "kỹ thuật chưa từng có" và "hoàn toàn độc đáo về chất lượng.
Cho dù kho vàng là sở hữu của những người Viking nhưng nhiều thứ trong đó là bảo vật đã có từ trước thời kỳ Viking. Đặc biệt nhất là một đồng tiền vàng nặng được chế tác từ thời hoàng đế La Mã Constatine Đại đế (năm 285-337 sau Công Nguyên).
Những miếng vàng được chế tác rất tinh xảo - Ảnh: Bảo tàng Vejlie
Một số cái được khắc nhiều họa tiết cổ và cổ tự runic, được cho là ám chỉ về một người cai trị bị ẩn.
Theo Acient Origins, nguyên nhân số vàng được chôn vùi liên quan đến năm 536 sau Công Nguyên, "năm tồi tệ nhất" trong lịch sử châu Âu thời kỳ đó. Một vụ phun trào núi lửa lớn trong năm đã tạo ra một thảm họa khí hậu toàn cầu, gây ra nhiều vấn đề xã hội kéo dài nhiều năm sau đó. Vì thế các nhà cai trị đã chôn xuống rất nhiều vàng, để giấu chúng khỏi kẻ thù giữa những cuộc chiến tranh liên miên, và trong cả các nghi lễ nhằm xoa dịu các vị thần.
Người phát hiện kim loại may mắn hiện vẫn không tiết lộ danh tính. Quyền lợi của người này đối với kho báu sẽ được bảo đảm theo pháp luật Đan Mạch về các kho báu.
Hai năm sau khi kẻ trộm mang đi một số hiện vật kim loại có giá trị ở khu di tích thời đại dồ đồng gần hẻm núi Sioule...
Nguồn: [Link nguồn]