Dịch vụ trai trẻ bế, cõng du khách leo núi gây tranh cãi

Sự kiện: Du lịch Trung Quốc
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

TRUNG QUỐC - Trào lưu tìm bạn đồng hành leo núi đang được giới trẻ quốc gia tỷ dân ưa chuộng. Tuy nhiên, trào lưu này cũng kéo theo những biến tướng gây tranh cãi trong dư luận.

Bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài từ 1 - 7/10, nhiều người dân Trung Quốc đổ xô tới các điểm du lịch nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Cũng từ đây, một dịch vụ đặc biệt lại nở rộ trên những cung đường núi khó khăn ở đất nước tỷ dân, là "tìm bạn đồng hành leo núi".

Lượng du khách đổ xô tới các điểm leo núi ở Trung Quốc tăng đột biến trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Ảnh: Sixth Tone

Lượng du khách đổ xô tới các điểm leo núi ở Trung Quốc tăng đột biến trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Ảnh: Sixth Tone

Theo Sixth Tone, những "người bạn đồng hành" này đa phần là sinh viên đại học làm thêm vào cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ lễ. Họ có mặt tại các dãy núi nổi tiếng, chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ và hỗ trợ tinh thần cho du khách.

Nếu như hướng dẫn viên được thuê để đảm bảo an toàn, thì "người bạn đồng hành leo núi" này chỉ tập trung vào việc động viên, cổ vũ tinh thần, giúp du khách tự tin và có động lực chinh phục các đỉnh núi cao.

Những người bạn này cũng chia sẻ các kinh nghiệm của cá nhân giúp du khách bắt được khoảnh khắc bình minh tuyệt đẹp, hay chỉnh sửa những bức ảnh sao cho hoàn hảo nhất để đăng lên mạng xã hội.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một phần của xu hướng mới đang lan rộng khắp Trung Quốc, khi ngày càng nhiều người trẻ tìm kiếm "dazi" (bạn đồng hành), để xua tan cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Thị trường mới nổi bao gồm cả các dịch vụ như tìm bạn chơi điện tử cùng hay người trò chuyện trực tuyến,... được dự đoán sẽ đạt giá trị hơn 7 tỷ USD vào năm 2025.

Các bạn trẻ quảng cáo dịch vụ của mình trên trang cá nhân. Ảnh chụp màn hình

Các bạn trẻ quảng cáo dịch vụ của mình trên trang cá nhân. Ảnh chụp màn hình

Du khách có thể thuê "bạn đồng hành leo núi" qua các nền tảng như ứng dụng phong cách sống Xiaohongshu và Douyin.

“Tôi hài hước, tính cách nhẹ nhàng, có thể đáp ứng mọi nhu cầu cảm xúc của khách hàng, hỗ trợ tinh thần giúp mọi người vượt qua giới hạn của bản thân”, một "bạn đồng hành" tự quảng cáo trên Xiaohongshu.

Dịch vụ này thường có mức giá từ 300 - 500 Nhân dân tệ (khoảng 1 - 1,7 triệu đồng) cho mỗi hành trình, đảm bảo trải nghiệm riêng tư cho tối đa hai du khách.

Mùa du lịch năm nay, dịch vụ này đặc biệt bùng nổ. Chia sẻ với báo chí, một người trong nghề cho biết lịch làm việc của cô trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh đã kín chỗ từ sớm và các đơn đặt hàng kéo dài đến tháng 11.

Bé gái 3 tuổi được cõng lên đỉnh Thái Sơn. Ảnh: VCG

Bé gái 3 tuổi được cõng lên đỉnh Thái Sơn. Ảnh: VCG

Dịch vụ này thu hút sự chú ý của dư luận từ tháng 6 năm nay, khi đoạn video quay một bạn "đồng hành" cõng một bé gái 3 tuổi leo tới đỉnh núi Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Mẹ của bé gái đã trả hơn 500 Nhân dân tệ (hơn 1,7 triệu đồng) cho nam sinh viên này. Chàng trai trẻ sau đó cho hay, anh rất vui khi có thể “kiếm thêm một khoản thu nhập, giúp giảm gánh nặng tài chính cho gia đình”.

Video ghi lại hành trình trên đã nhanh chóng lan truyền, thu về hơn 300.000 lượt thích và 60.000 bình luận, góp phần mở rộng dịch vụ từ núi Thái Sơn đến nhiều điểm leo núi khác trên khắp Trung Quốc.

Đến ngày 29/9, một nhóm sinh viên đại học làm việc bán thời gian đã đưa dịch vụ này lên top xu hướng của mạng xã hội Weibo.

Chen, trưởng nhóm, cho biết họ có hơn 40 sinh viên là bạn cùng trường, đều có kinh nghiệm vận động ngoài trời. Khách hàng của họ là sinh viên từ tỉnh khác, người về hưu lớn tuổi, du khách từ Hàn Quốc, Nhật Bản.

"Trong suốt hành trình leo núi, chúng tôi không chỉ mang đến sự hỗ trợ tinh thần mà còn quảng bá văn hóa và ẩm thực của địa phương”, Chen chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến quan ngại rằng liệu những người "bạn đồng hành" tự phát này có đang dần thế chỗ những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có chứng chỉ và được Nhà nước quản lý hay không.

Bên cạnh đó, dịch vụ “hỗ trợ tinh thần” cũng xuất hiện những biến tướng đáng lo ngại.

Trong một số video trên Xiaohongshu, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội xuất hiện cùng những bạn đồng hành điển trai, được cõng trên lưng, nắm tay, đút trái cây, xoa bóp,... 

Chen cũng thừa nhận rằng, có trường hợp khách nam có hành vi không phù hợp với một thành viên nữ trong nhóm. Bạn đồng hành nữ này ngay lập tức đã kết thúc hành trình và quay trở lại xuống núi.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc - Vlogger Alessandro Martin đi tìm các điểm đến nổi tiếng có thật trong game "Hắc Thoại: Ngộ Không" và bất ngờ trước cách Trung Quốc xuất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ An ([Tên nguồn])
Du lịch Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN