Đến Tây Tạng, nếu thấy người dân dùng phân bò làm nhiên liệu khi nấu ăn, chứng tỏ bạn là khách quý
Sự hiếu khách, nhiệt tình của người Tây Tạng đối với những ai mà họ quý mến đặc biệt được thể hiện qua việc sử dụng phân bò.
Nhắc đến Tây Tạng, mọi người thường nghĩ ngay đến cung điện Potala nguy nga hay những thảo nguyên vô tận, một nơi mà tâm hồn của con người có thể được thanh lọc, cực kỳ khoan thai dễ chịu. Khi đến vùng đất này, du khách sẽ cảm nhận con người nơi đây rất hiếu khách, bạn có thể ăn rất nhiều món ngon vật lạ và thong dong cưỡi ngựa trên thảo nguyên.
Khách du lịch đến đây thường thấy người dân nhặt phân bò về nhà. Họ thắc mắc rằng, liệu có phải người Tây Tạng sợ khách giẫm phải phân bò. Trên thực tế không phải như vậy, trong mắt họ, phân bò là vật liệu rất quý.
Phân bò ở Tây Tạng không giống như những loại phân bò khác. Bò ở đây được nuôi lớn trên những cánh đồng thảo nguyên đầy cỏ, vì thế mùi phân bò cũng không quá nồng nặc, khi được phơi khô lại có nhiều công dụng bất ngờ.
Trong mắt người Tây Tạng, phân bò là một loại của cải, nhà nào có nhiều phân bò hơn chứng tỏ họ có nhiều tiền. Để chứng tỏ nhà mình khá giả, họ đắp phân bò lên tường phơi khô.
Ở Tây Tạng không có nhiều gỗ nên người ta thường sử dụng phân bò khô để làm củi nấu nướng. Vì phân bò khô không có mùi hôi nên không cần phải lo lắng về mùi có nó ám vào thực phẩm, thậm chí người ta còn nói rằng nó có mùi thơm thoang thoảng.
Người Tây Tạng rất nồng hậu và hiếu khách. Nếu có khách du lịch ghé thăm, họ sẽ dùng phân của loài bò yak để nấu ăn đãi khách.
Phân bò cũng là một trong những dược liệu trong y học Tây Tạng, nó có tác dụng làm dịu thần kinh hiệu quả. Nếu rắc một ít phân bò lên lửa, mùi khói dày đặc tỏa ra giúp làm dịu và trấn tĩnh tinh thần rất tốt.
Nếu cảm thấy không khỏe và cảm thấy chóng mặt sau khi đến Tây Tạng, bạn có thể hỏi người dân xem có những loại thuốc Tây Tạng để làm dịu thần kinh, có thể làm giảm cơn đau không. Có một sự thật là những loại thuốc này đều có liên quan tới phân động vật.
Ở nước ta hành động “lè lưỡi” có thể được xem là sự đùa cợt nhưng ở Tây Tạng nó lại thể hiện sự tôn trọng...
Nguồn: [Link nguồn]