Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định
Án ngữ cạnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - phủ Viết (xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định) là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga còn lưu giữ được những dấu ấn lịch sử.
Theo tìm hiểu, tổ hợp văn hóa tâm linh đình - phủ - chùa Viết thuộc địa phận Làng Viết Cổ (nay là xóm Hùng Sơn, Việt Hùng, Viết Tiến) thuộc thôn Việt Tiến, xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định ngay cạnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Nằm trong quần thể là đình Viết nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga. Đình dược xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII.
Đình được 3 đời Vua triều Nguyễn ban 4 Huyện Ý sắc phong. Sắc phong đầu tiên vào năm 1857 đời Vua Tự Đức 10, Sắc phong cuối cùng vào năm 1924 đời Vua Khải Định 9. Đình Viết thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, người có công dẹp loạn 12 Xứ Quân lập nên Nước Đại Cồ Việt năm 968.
Bên trong đình chính là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Bức tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng nguyên chất và dát vàng nhìn nguy nga, và đầy uy nghiêm. Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng cao 1,01m, rộng 37cm, ngai cao 79cm.
Đình có 3 gian nhà đá, gỗ lim, không có cửa, để thông tuông, 06 cột vừa là đá vừa là gỗ lim ở giữa gian cũng to chắc, đường kính 20-30cm. 4 cột đá được chạm khắc hình rồng.
Đoạn cổng vào được vẽ và thiếp hình rồng bay.
Trên nóc phủ (4 mái) lợp ngói mũi (nam) mái đình hình đầu đao cong vút.
Cùng với những câu hoành, đối mang những nét đậm của thế kỷ XVIII.
Theo bà Trần Thị Hằng (thành viên Ban quản lý di sản văn hóa Lang Viết) cho biết, hiện đình còn lưu giữ các sập đá, trên có đồ thờ, bát hương cổ thờ Hoàng hậu Dương Vân Nga, cùng đôi hạc cổ đứng trên lưng thần Kim Quy, Đài, ống hương, tàn lộng, mâm bằng gỗ,... là những bấu vật từ lúc xây đình đến nay còn lưu giữ lại. Riêng cột đá và sập đá cổ có niên đại từ năm 1808.
Ngoài ra, phía ngoài đình còn có 8 bức bia đá cổ được khắc bằng chữ Hán - Nôm. Có bức ghi niên đại từ thế kỷ XVIII.
Bên cạnh nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một đình nhỏ thờ Hoàng hậu Dương Vân Nga
Theo người dân làng cho biết, trải qua những năm tháng lịch sử đình Viết đã xuống cấp, cơ bản bị lãng quên, hoạt động trầm lắng, không duy trì được như xưa, chỉ còn việc hương nhang của các cá nhân, gia đình người dân trong các xóm, ngoài làng đến thắp hương.
Năm 2014 đình Viết được tôn tạo lần thứ 4, người dân nơi đây lấy ngày 12/3 Âm lịch hằng năm mở lễ hội dâng hương tế Vua, tế Mẫu để tưởng nhớ. Việc này do trưởng hoặc phó ban quản lý di sản văn hóa Làng Viết chủ trì khai mạc, người chủ tế tiến hành thực hiện các bài tế lễ cầu mong Đức Vua, Hoàng Hậu phù hộ, độ trì cho nhân dân.
Bên đình thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Đương Vân Nga, quần thể văn hóa tâm linh Đình Viết - Phủ Viết cũng là nơi có dấu tích của chùa Viết Linh.
Chùa Viết Linh được xây dựng vào năm 2012, bên cạnh việc thờ cúng Tổ tiên, việc xây dựng chùa Viết Linh để thờ Phật đều được nhân dân Làng Viết thành tâm chú trọng. Hiện ngôi chùa vẫn đang được tiến hành xây dựng các hạng mục còn dang dở.
Bên trong chùa được xây dựng bằng gỗ, với kiến trúc độc đáo.
Quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - chùa Viết đang được xây dựng, số tiền do người dân địa phương cùng đóng góp. Vẫn còn nhiều hạng mục như nơi thờ Hoàng hậu Dương Vân Nga chưa được tu sửa.
Nhiều hạng mục đã cũ, xuống cấp. Quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - phủ Viết xưa và nay được hình thành tu tạo, mấy trăm năm. Sau bao nhiêu năm thăng trầm, tuy phần bên ngoài đình, phủ, chùa không còn vẻ cổ kính xưa nhưng ấu tích cùng nhiều hiện vật hình ảnh, tư liệu, câu đối, câu chuyện còn được lưu truyền tới nay. Do vậy, chúng ta cần gắn bó, trân trọng, tự hào, nâng niu bảo quản những giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa tâm linh mà cha ông ta bao đời đã dày công chăm chút giữ gìn.
Cùng với di tích Đền Trần, chùa Phổ Minh ở Nam Định là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng, gây ấn tượng với du khách bởi những nét cổ kính, xanh mát và bình yên. Đặc biệt, chùa Phổ Minh còn là nơi lưu giữ nhiều di sản Quốc gia đặc biệt.
Nguồn: [Link nguồn]