Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Tết Trung thu được coi là một trong những ngày lễ quan trọng ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan ... Ở mỗi quốc gia, lễ hội này sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt với cách ăn mừng thật khác nhau.

Lễ hội Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tức là giữa mùa. Trong lịch Gregorian, lễ hội rơi vào lúc nào đó khoảng giữa đến cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.

Ở Hồng Kông 

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 1

Vào dịp Trung thu người Hồng Kông rất thích ăn bánh nướng. Bánh của họ ngon nổi tiếng và đã trở thành một thương hiệu mang tính biểu tượng ở Hồng Kông cũng như trên toàn thế giới.

Trung Quốc - Lễ hội bánh trung thu 

Lễ hội được tổ chức như một sự ăn mừng cho một mùa bội thu. Đầu tiên là một lễ hội ngoài trời để tạ ơn sau những giờ lao động nặng nhọc. Bàn thờ được bày biện trong mỗi khoảng sân dưới ánh trăng với các món được cúng  như dưa, bánh, lựu và các loại trái cây khác để vinh danh mặt trăng. Sau đó là thời gian để bạn bè và gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức bữa tối thịnh soạn, ăn bánh trung thu và ngắm trăng.

Lễ hội Trung thu ở Đài Loan với BBQ 

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 2

Ngoài bánh trung thu với hình dạng tròn mang biểu tượng của sự đoàn tụ gia đình,  nhân bánh bao gồm bột chà là, đậu nghiền, quả óc chó, hoa quế, lòng đỏ trứng, thịt muối, hạt dưa và bột hạt sen, người Đài Loan còn ăn mừng dịp trung thu bằng BBQ. Phong tục đặc biệt này được bắt đầu bởi một nhà sản xuất nước sốt thịt nướng địa phương. Công ty đã chạy một loạt quảng cáo khuyến khích mọi người ăn thịt nướng trong Lễ hội Mặt trăng. Họ vô tình bắt đầu một truyền thống mà người Đài Loan yêu thích.

Đội nón bưởi trong dịp Trung thu ở Đài Loan 

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 3

Bưởi là loại trái cây lớn không chỉ ngon mà đội vỏ của nó như một chiếc mũ trong Lễ hội Mặt trăng được cho là mang lại may mắn. Truyền thống tin rằng Changelse, nữ thần trên mặt trăng rất thích những đứa trẻ đội chiếc mũ làm từ trái cây yêu thích của mình và vì vậy sẽ đáp ứng lời cầu nguyện của họ.

Việt Nam - Ngày hội thiếu nhi 

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 4

Trăng tròn của tháng 8 âm lịch tượng trưng cho khả năng sinh sản. Ban đầu, mọi người cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu và sự sinh sôi của tất cả các sinh vật. Vào đầu thế kỷ XX, lễ hội này là cơ hội để nam thanh, nữ tú tìm thấy những người bạn đời tương lai, hoặc cho các cô gái trẻ thể hiện sự khéo léo và tài nữ công gia chánh. Theo thời gian, đến nay lễ hội này biến thành một lễ kỷ niệm vui chơi cho trẻ em. Trẻ em nhận được quà tặng như đồ chơi và thưởng thức bánh trung thu, trái cây…và cùng chơi rước các loại đèn lồng.

Hàn Quốc - Lễ hội Chuseok 

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 5

Lễ hội trung thu của Hàn Quốc là một kỳ nghỉ 3 ngày và thường được gọi là ngày lễ Tạ ơn của Hàn Quốc. Đó là thời điểm lúa và các vụ mùa khác được thu hoạch cùng với trái cây chín. Nhân dịp này người Hàn Quốc sẽ đến thăm mộ của tổ tiên của họ ở quê nhà và bày biện một bàn cúng đầy ắp bánh gạo, rượu gạo cùng trái cây tươi. Sau khi hoàng hôn xuống, gia đình và bạn bè sẽ tụ tập để ngắm trăng và chơi các trò chơi dân gian như Ganggangsullae cũng như tặng quà lẫn nhau.

Singapore

Người Singapore cũng biếu bánh trung thu làm quà tặng cho những người thân. Sau đó mọi người tụ tập tại nhà để ngắm vẻ đẹp của trăng tròn trong khi uống trà và thưởng thức đồ ăn ngon. Vào buổi tối, trẻ em sẽ vui chơi trên phố với những chiếc đèn lồng có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Khách du lịch có thể ghé thăm khu phố Tàu để thưởng thức ánh sáng từ những ngọn đèn lồng và đắm mình trong không khí lễ hội.

Nhật Bản - Lễ hội ngắm trăng 

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 6

Lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản có lịch sử được ghi nhận hơn một nghìn năm. Buổi lễ như một lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu và bày tỏ sự tôn kính với mặt trăng. Món ăn truyền thống trong dịp trung thu ở Nhật Bản là bánh dango (bánh bao gạo).

Malaysia - Lễ hội bánh trung thu và đèn lồng

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 7

Cả gia đình cùng tụ họp dưới ánh trăng rằm để ăn mừng sự đoàn tụ và thưởng thức bánh trung thu. Các loại bánh trung thu được bán trong các quầy đặc biệt trong trung tâm mua sắm. Múa rồng, múa sư tử và các hoạt động rước đèn lồng được tổ chức trên khắp cả nước.

Thái Lan - Lễ hội cầu nguyện

Dạo quanh châu Á xem các nước đón Trung Thu có gì khác nhau - 8

Vào đêm Trung thu, người Thái Lan thường ăn bánh hình quả đào và bánh trung thu. Mọi người tin rằng những chiếc bánh hình quả đào sẽ được mang lên mặt trăng và chúc mừng sinh nhật nàng tiên Guanyin ở đó. Sau lễ kỷ niệm sinh nhật, nàng Guanyin sẽ giáng xuống rất nhiều phước lành cho những người sống trên trái đất.

Philippines

Lễ hội Mặt trăng được tổ chức bằng cách trao đổi bánh trung thu giữa bạn bè, người thân và hàng xóm. Cộng đồng người Hoa được trang trí với đèn lồng và biểu ngữ đầy màu sắc. Múa rồng, rước đèn lồng là những hoạt động phổ biến trên đường phố Philippines vào dịp này.

Xuất hiện phố Hàng Mã mới, giới trẻ tấp nập tới chụp ảnh

Hà Nội xuất hiện một phố Hàng Mã thứ 2 thu hút rất nhiều bạn trẻ đến checkin sống ảo. Nơi đây được chủ vườn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo asiatrend) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN