Đào được kho báu "sốc" 300.000 năm do loài người khác chôn giấu

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Kho báu vừa lộ diện tại Học viện Hàng hải ở hạt Kent - Anh gây bối rối cho các nhà khoa học bởi những thứ chứa trong đó như được làm ra để phục vụ cuộc sống của những người khổng lồ.

Cuộc khai quật dẫn đầu bởi TS Letty Ingrey và các đồng nghiệp từ Viện Khảo cổ học thuộc University College London (UCL - Anh), Đại học Wales và Cơ quan Khảo cổ Wessex. Họ đã khai quật được một tập hợp gồm 800 công cụ đá có tuổi đời ít nhất 300.000 năm.

Đó là một kho báu khảo cổ cực lớn, được chế tác bằng các nguyên liệu quý giá nhất trong thời đại đồ đá, ví dụ như đá lửa; đồng thời được tạo hình một cách hết sức kỳ lạ.

Chiếc rìu đá lửa khổng lồ, cổ vật gây chú ý nhất trong kho báu 800 món đồ tạo tác 300.000 năm - Ảnh: ARCHAEOLOGY

Chiếc rìu đá lửa khổng lồ, cổ vật gây chú ý nhất trong kho báu 800 món đồ tạo tác 300.000 năm - Ảnh: ARCHAEOLOGY

Đáng chú ý nhất trong kho báu là 2 công cụ đá lửa cực lớn, được mô tả là những chiếc rìu tay khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với rìu tay mà người cổ đại thường sử dụng.

"Chúng có đầu nhọn dài và được gia công tinh xảo, phần đế dày hơn rất nhiều ro với rìu cùng thời" - theo Sci-News.

Cái rìu lớn nhất có độ dài lên tới 29,5 cm và là một trong những rìu tay dài nhất từng được khai quật ở Anh, góp thêm vào bộ sưu tập những chiếc rìu khổng lồ khác từng được khai quật ở vùng Thames và Medway.

"Những chiếc rìu thủ công này lớn đến mức khó có thể tưởng tượng làm thế nào mà chúng có thể được cầm và sử dụng dễ dàng" - TS Ingrey nói.

Và đó là điều thú vị nhất: Rất có thể chúng không được dùng để làm việc mà mang tính biểu tượng, giống như cách con người hiện đại chế tác ra những thanh kiếm, con dao tinh xảo với mục đích trang trí, làm trang sức hơn là sử dụng. Nó là một minh chứng về sức mạnh và kỹ năng của những người sản xuất và sở hữu.

Điều đó hoàn toàn gây sốc với niên đại 300.000 năm của các món đồ. 300.000 năm chính là mốc mà loài người hiện đại Homo sapiens (Người Tinh Khôn) chúng ta mới vừa chập chững ra đời.

Kho báu này được nghi ngờ là thuộc về người anh em cùng chi Homo, ra đời sớm hơn khoảng nửa triệu năm và đã từng cùng chung sống với tổ tiên chúng ta hàng chục ngàn năm: Người Neanderthals.

Một số bằng chứng cho thấy nền văn hóa người Neanderthals đã bắt đầu trong khu vực thời điểm đó, thậm chí có thể có thêm vài loài người sơ khai khác. Nhưng dù họ là ai, kho báu khảo cổ quý giá này là minh chứng cho thấy những con người khác loài đã tiến hóa đến mức nào từ trước khi Homo sapiens chúng ta xuất hiện.

Các công cụ với trình độ chế tác cao cũng cho phép họ tồn tại trong kỷ băng hà khắc nghiệt giai đoạn đó, điều mà các nhà khoa học luôn thắc mắc. Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Archaeology.

Nguồn: [Link nguồn]

Hài cốt quái thú “trấn yểm” mộ cổ 2.000 năm tuổi

Một ngôi mộ cổ có đường kính lên tới 75 m ở châu Âu đã khiên các nhà khảo cổ giật mình bởi hộp sọ một loài thú dữ được đặt ở vị trí khá trang trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN