Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM

Nằm trong biệt thự cổ trăm năm tuổi giữa lòng Sài Gòn, Bảo tàng TP.HCM luôn hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc đặc trưng và bộ sưu tập ấn tượng.

Người dân thành phố và du khách ghé thăm, chắc hẳn không ai là không biết đến Bảo tàng TP.HCM. Công trình quá nổi tiếng, sở hữu vẻ đẹp vượt thời gian mà ai cũng nên ghé thăm một lần trong đời. Trong ngày nghỉ cuối tuần, blogger Bùi Nguyễn Văn Nguyên (blog Ở Đâu Cũng Chụp) đã có dịp tham quan, chiêm ngắm những tinh hoa của lịch sử tại đây.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 1

Bảo tàng Thành phố sở hữu rất nhiều cổ vật, tài liệu, văn thư xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của thành phố. Những kỷ vật này được chia thành từng phòng, khu triển lãm các nhau để khách tham quan dễ tìm, tham quan và đọc thông tin.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 2

Công trình được kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux xây dựng năm 1885 và hoàn thành vào năm 1890, mang dáng dấp của thời kỳ thuộc địa khi nét Đông-Tây được trộn lẫn rất hài hòa.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 3

Trong khi các bức phù điêu nằm chính diện được lấy từ thần thoại Hy Lạp cùng với các dãy thức cột Doric, thì các bức phù điêu ở hai bên là hình ảnh cá chép hóa rồng, cá sấu, rái cá,... đặc trưng của vùng sông nước phương Nam.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 4

Một trong những góc được chụp ảnh nhiều nhất tại bảo tàng và có lẽ là ở Sài Gòn. Trong thời điểm vừa hết giãn cách, có lẽ sẽ rất thích hợp để chúng ta tham quan những điểm đến gần nhà, thay vì đi xa.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 5

Bản đồ Sài Gòn - Chợ Lớn thời Pháp thuộc. Có thể thấy được khi đó hai cái tên này thuộc về hai đô thị nằm gần kề nhau. Về sau khi tốc độ phát triển nhanh chóng và trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cả hai đã thuộc về cùng một thành phố.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 6

Phòng “Địa lý – hành chính Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh”, trưng bày những bản đồ, hiện vật khái quát quá trình phát triển của Sài Gòn - TP.HCM từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 17 về mặt hành chính, địa lý, và những quy hoạch đô thị từ 50.000 dân đến hơn 6 triệu dân như hiện nay.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 7

Tại phòng “Văn hóa Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” du khách được nghe thuyết minh để hiểu thêm về các phong tục, tín ngưỡng và giáo dục của thành phố. Phòng trưng bày giới thiệu các tư liệu về chữ quốc ngữ và báo chí sơ khai. Nơi đây cũng mô tả về đám cưới truyền thống của bốn nhóm dân tộc: Việt, Chăm, Hoa, Khmer, các tập tục và tín ngưỡng.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 8

Trang phục Hát bội được trưng bày bên góc hành lang bên trái bảo tàng. Trong quá khứ, hát bội là bộ môn nghệ thuật được đông đảo quần chúng yêu thích. Suốt gần hai thế kỷ, hát bội bao trùm hết thảy sân khấu ở miền Nam, các suất diễn dày đặc không kém cạnh nghệ thuật cải lương. Không chỉ phát triển rực rỡ trong nước, năm 1889, lần đầu tiên hát bội còn có dịp xuất ngoại trong chuyến lưu diễn tại Paris của Đoàn Hát bội Sài Gòn.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 9

Dựng lại một cách chân thật và chi tiết nhất về lễ cưới truyền thống của người Nam Bộ xưa.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 10

Trang phục đặc trưng của người Hoa tại Sài Gòn. Người Hoa đã có mặt ở Đàng Trong từ năm 1644 dưới thời Chúa Nguyễn. Suốt lịch sử, nhóm người này sinh sống theo gia đình, làm ăn, phát triển kinh tế mạnh mẽ và đến nay dù chỉ chiếm 10% dân số nhưng hoạt động kinh tế của họ chiếm đến 30% ở thành phố.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 11

Những mặt nạ đặc trưng của sân khấu truyền thống người Khmer.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 12

Cải lương đi cùng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Sài Gòn và Nam Bộ, đến nay sân khấu cải lương vẫn còn đỏ lửa dù đã qua thời hoàng kim. Trong ảnh là góc phòng trưng bày nhạc cụ, trang phục biểu diễn cải lương cùng CD do Đài Truyền hình TP.HCM phát hành.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 13

Phòng “Tiền Việt Nam” trưng bày giới thiệu 1086 hiện vật thuộc danh mục tiền Việt Nam từ tiền kim loại, tiền giấy đến tiền thưởng qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam. Trong ảnh là tiền giấy được sử dụng ở Đông Dương, được phát hành bằng tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Lào với hình ảnh đặc trưng của những vùng đất này.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 14

Tại phòng “Kỷ vật thời kháng chiến”, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu những hiện vật, di vật đồng hành với cuộc sống của các cán bộ, chiến sĩ trong 30 năm trường kỳ kháng chiến vì độc lập dân tộc.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 15

Phần nhiều những món đồ trưng bày tại đây là các di vật của cán bộ, chiến sĩ từng tham gia đấu tranh, chúng là những đồ vật sử dụng trong sinh hoạt, liên lạc, giải trí thường ngày nhưng đã nhuốm màu lịch sử và xương, máu người nằm xuống.

Cuối tuần tìm về quá khứ ở Bảo tàng TP.HCM - 16

Bảo tàng Thành phố mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ 30 các ngày trong tuần. Giá vé là 30.000 đồng/người, có phụ thu thêm 20.000 đồng/người nếu mang theo máy ảnh chuyên nghiệp.

Ở Đâu Cũng Chụp (@odaucungchup) là blog ảnh, kể chuyện về Sài Gòn của anh Bùi Nguyễn Văn Nguyên. Qua những khung hình nhẹ nhàng, lời kể giàu cảm xúc và nhất là tấm chân tình với thành phố, trang được mọi người đón nhận rất nồng nhiệt để cùng anh tìm hiểu thêm về những ngóc ngách của Sài Gòn.

Anh cho biết, xu hướng anh chọn là chụp ảnh lifestyle, nhờ vậy anh có dịp ghi lại những khoảnh khắc gần gũi trong đời sống. Cứ mỗi cuối tuần, với chiếc máy ảnh để sẵn trong balô, Nguyên sẽ “du lịch” khắp Sài Gòn để chụp lại bất cứ thứ gì. Ban đầu, chàng blogger chỉ đăng tải những bức ảnh đời thường như một góc phố, con hẻm kèm theo bài viết là đôi dòng thơ. Dần dần, những sản phẩm của anh được chia sẻ rộng rãi và được nhiều người biết đến. 

Nguồn: [Link nguồn]

Vi vu khắp TP.HCM với 7 tour nội đô ngon-bổ-rẻ

Nhiều điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM tung khuyến mãi hấp dẫn. Nhanh tay săn deal, lên đường du ngoạn để hiểu hơn về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Anh ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN