Cung điện 3.400 năm của đế chế Trung Đông nổi lên giữa dòng sông sau hạn hán
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một cung điện cổ đại sau khi hạn hán nặng xảy ra ở Iraq.
Cung điện 3.400 năm của đế chế Trung Đông nổi lên giữa dòng sông sau hạn hán.
Theo tờ Daily Mail, tàn tích cổ đại khoảng 3.500 năm tuổi (thời đại đồ đồng ở khu vực Kurdistan) trải dài 1 km bao gồm nhiều ngôi nhà lớn, một cung điện và một mạng lưới giao thông đi lại và cả một nghĩa trang nằm ngay dưới... lòng sông.
Tàn tích cổ đại nằm trên bờ đông Tigris, mở ra một cuộc khai quật lớn để tìm kiếm bằng chứng, hiểu thêm về Đế chế Mittani xưa kia từng nắm giữ một vùng đất lớn tại Trung Đông kéo dài từ khu vực phía bắc của Iraq và Syria đang được đẩy nhanh khi... hạn hán.
Nhà khảo cổ Hasan Ahmed Qasim cho biết: "Phát hiện về cung điện mới đây khi các tàn tích này nổi lên giữa dòng sông Tigris là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất trong khu vực trong những thập kỷ gần đây".
Được biết, cấu trúc cung điện vừa được phát lộ chính nằm trên mô đất cao nơi chỉ cách dòng sông Tigris khoảng gần 20 mét. Các bức tường được làm bằng gạch từ bùn cao đến 1,8 mét tạo cho tòa nhà sự hùng vĩ.
Bên trong cung điện (được gọi là Kemune), nhóm các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các bích họa màu đỏ và xanh treo tường, nhưng không còn nguyên vẹn. Được biết, cung điện Kemunne là địa điểm thứ hai trong khu vực có thể tìm thấy những bức tranh bích họa của thời kỳ Đế chế Mitani.
Cũng trong quá trình khảo sát, cả nhóm nghiên cứu còn khai quật thêm 10 bảng đất sét được viết bằng chữ hình nêm, một loại ngôn ngữ cổ đại có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cuộc sống trong cộng đồng.
Địa điểm phát lộ tàn tích này được chú ý lần đầu tiên vào năm 2010 khi mực nước sống giảm, nhưng chỉ gần đây các nhà khoa học mới có thể khai quật được các cổ vật khi nước sông Tigris cạn trơ đáy do hạn hán.
Cung điện Blenheim, một trong những địa danh giàu tính lịch sử nhất nước Anh, sẽ lắp bồn cầu dát vàng 18 cara cho khách...