Có một thế giới khác ở "Thiên Đường"
Chúng tôi vừa có chuyến khám phá 6 km tiếp theo trong lòng động Thiên Đường ở Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) và ghi nhận những hình ảnh có một không hai tại đây.
Động Thiên Đường được phát hiện vào năm 2005 và được khám phá tiếp tục cho đến năm 2010. Sau đó, đoàn thám hiểm đã công bố những kết quả hết sức bất ngờ và thú vị.
Hai cột thạch nhũ từ trần và nền động sắp chạm vào nhau
Chiều dài của động lên tới 31,4 km, chiều cao là 60 m, chiều rộng dao động từ 30 m đến 100 m, có nơi lên đến 150 m. Đoàn thám hiểm cho rằng đây là hang động khô dài nhất châu Á.
Qua 350-400 triệu năm hình thành, động chứa đựng những tuyệt tác kỳ vĩ, vượt sức tưởng tượng của con người. Vậy nên, các nhà thám hiểm đã không tìm thấy tên gọi nào phù hợp hơn hai chữ Thiên Đường.
Năm 2010, Tập đoàn Trường Thịnh đã đầu tư đưa Thiên Đường đến với du khách. Thế nhưng, những gì mọi người chiêm ngưỡng bấy lâu nay mới chỉ là hơn 1 km đầu tiên.
Bắt đầu từ cây số thứ 2 cho đến giếng trời ở cây số thứ 7, vẫn còn rất, rất nhiều điều kỳ thú ẩn mình trong bóng tối chờ đợi bạn khám phá.
Một thạch nhũ mới phát sáng như ánh đèn
Trong hành trình khám phá, có nhiều điểm khó đi làm tăng tính mạo hiểm và sự thích thú
Một lá thạch nhũ giống như tai nấm linh chi
Cột thạch nhũ trắng muốt vô cùng độc đáo, được các chuyên gia thám hiểm hang động đánh giá là rất hiếm có
Dòng suối “kim cương” lấp lánh chảy dài từ trần động xuống
Có những đoạn tưởng như trần và nền động chạm nhau nhưng bên kia là một thiên đường hoàn toàn khác
Dòng sông ngầm nước lạnh như đá cũng không ngăn nổi bước chân trên hành trình khám phá
Bãi “măng non” bằng bùn có độ dẻo thuộc dạng “vô địch”
“Nấm rơm” soi bóng dưới làn nước xanh biếc
Có nhiều "bể bơi" nước trong xanh và mát rượi
Điểm cuối của hành trình khám phá, ai nấy đều ngỡ ngàng với “giếng trời” rọi ánh sáng xuống
thành từng vệt xanh