Cố chụp ảnh, du khách suýt chết cóng khi rơi xuống hố tuyết sâu

Sự kiện: Du lịch, lễ hội
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Du khách Đài Loan suýt mất mạng vì sụt xuống hố tuyết khi chụp ảnh với băng tuyết ở Nhật Bản.

Một du khách Đài Loan khi đến thăm tỉnh Aomori, Nhật Bản vào ngày 8/2 đã suýt gặp thảm kịch khi cố gắng chụp ảnh với cây băng tuyết (Juhyo). Do không nhận ra lớp tuyết bên dưới quá mềm, anh vô tình giẫm lên một vùng tuyết lỏng lẻo, khiến mặt đất sụp xuống, anh rớt vào một hố tuyết sâu. Dù đã cố gắng thoát ra nhiều lần, nhưng càng giãy giụa, anh càng lún sâu hơn, cuối cùng bị vùi lấp trong hố tuyết sâu đến 2,5 mét, với tứ chi gần như mất cảm giác vì lạnh.

Rơi vào hố tuyết, giãy giụa chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn

Du khách này đã chia sẻ trải nghiệm kinh hoàng trên một nhóm du lịch Facebook chuyên về vùng Tohoku, Nhật Bản. Theo lời kể, vào buổi sáng tại núi Hakkoda, tỉnh Aomori, anh đã tiến lại gần một cây băng tuyết để chụp ảnh cận cảnh. Tuy nhiên, ngay khi bước tới, mặt đất bất ngờ sụp xuống, khiến anh rơi vào một hố tuyết sâu ít nhất 1,5 mét. Ban đầu, anh tưởng mình chỉ trượt ngã nhẹ, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng lớp tuyết bên dưới quá mềm, không thể chịu nổi sức nặng cơ thể và tiếp tục sụp đổ.

Cố chụp ảnh, du khách suýt chết cóng khi rơi xuống hố tuyết sâu - 1

Không có dụng cụ hỗ trợ như dây leo hay gậy leo núi, anh đã thử leo ra khỏi hố tuyết bằng tay không nhưng mọi nỗ lực đều thất bại. Sau 5-6 lần cố gắng, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi lớp tuyết lỏng lẻo tiếp tục nhấn chìm anh, khiến độ sâu của hố tăng lên ít nhất 2,5 mét. Lúc này, đầu anh hoàn toàn bị chôn vùi, nhận ra mình không hề đứng trên nền đất cứng mà chỉ trên một lớp tuyết dày và mềm, giống như cát lún, càng cố trèo lên, càng bị kéo xuống sâu hơn.

Đóng băng trong tuyệt vọng, may mắn được giải cứu kịp thời

Không chỉ mắc kẹt, du khách này còn đối mặt với nguy cơ bị tê cóng khi tuyết liên tục tràn vào giày và len qua găng tay. Sau nhiều lần cố gắng bất thành, tay chân anh gần như mất cảm giác, có dấu hiệu của bỏng lạnh.

Anh bắt đầu la hét cầu cứu bằng tiếng Nhật ("Tasukete!" - Cứu tôi!), nhưng không ai nghe thấy. Lúc này, anh chợt nhớ lại bài học vật lý từng được học rằng tuyết có thể hấp thụ tới 60% âm thanh.

Nỗi sợ hãi ngày càng lớn khi anh nghĩ đến viễn cảnh mình sẽ bị chôn vùi dưới tuyết cho đến khi mùa xuân đến và tuyết tan. "Tôi bắt đầu hoảng loạn, thậm chí gần như bật khóc, nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục hét lên thật lớn".

May mắn thay, gần một giờ sau, một nhóm du khách tình cờ nghe thấy tiếng kêu yếu ớt và phát hiện ra anh dưới hố tuyết. Họ nhanh chóng báo cho nhân viên cáp treo gần đó. Đội cứu hộ đã sử dụng một cây gậy leo núi để anh nắm lấy và kéo anh ra khỏi hố tuyết an toàn.

Cố chụp ảnh, du khách suýt chết cóng khi rơi xuống hố tuyết sâu - 2

Cảnh báo nguy hiểm khi chụp ảnh với cây băng tuyết

Sau sự cố này, du khách trên đã cảnh báo những người khác về mối nguy hiểm khi chụp ảnh gần cây băng tuyết. Anh cho biết, những cây băng tuyết mà mọi người thấy thực chất là phần ngọn của những cây bị tuyết bao phủ, có thể cao hơn mặt đất hàng chục mét. Do đó, mặt đất dưới chân không phải đất cứng mà là tuyết dày, dễ sụp xuống. Đặc biệt, xung quanh cây băng thường có những hố tuyết, nơi tuyết rất mềm và dễ dàng lún sâu khi có trọng lượng đè lên.

Du khách được khuyến cáo nên giữ khoảng cách ít nhất 2-3 mét khi chụp ảnh với cây băng tuyết để tránh nguy cơ bị rơi vào hố tuyết. Một số địa điểm đã đặt dây đỏ để cảnh báo du khách không vượt qua, và nếu đã có rào chắn, mọi người tuyệt đối không nên bước qua, ngay cả khi thấy người khác làm vậy.

Lời khuyên an toàn khi đi du lịch ở vùng tuyết sâu

Vụ việc xảy ra tại núi Hakkoda, nơi không có rào chắn xung quanh cây băng tuyết, khiến du khách có thể tự do tiếp cận. Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch khuyến nghị du khách nên luôn đi theo lối mòn chính, tránh xa những vùng tuyết mềm hoặc khu vực có bóng râm, nơi có nguy cơ lún sâu cao.

Sự cố này là lời nhắc nhở mạnh mẽ về nguy hiểm tiềm ẩn của địa hình tuyết dày. Khi khám phá những điểm du lịch mùa đông, du khách cần thận trọng, tuân thủ hướng dẫn an toàn và luôn có phương án dự phòng để tránh những tình huống nguy hiểm không đáng có.

Khoảnh khắc hy hữu mới đây được ghi lại ở một trong những đường băng "đáng sợ nhất thế giới" trên đảo St. Marteen thuộc vùng Caribe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Dương (Theo Chinapress) ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN