Câu chuyện hai ngôi mộ từng bị vua Minh Mạng san phẳng

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, Phường 1, quận Bình Thạnh, TPHCM từ lâu trở thành địa chỉ quen thuộc cho những ai muốn tìm không gian yên tĩnh giữa một đô thị náo nhiệt.

Khu vực cổng chính phía đường Vũ Tùng dẫn vào không gian trầm mặc của lăng Ông.

Khu vực cổng chính phía đường Vũ Tùng dẫn vào không gian trầm mặc của lăng Ông.

Nơi đây có nhiều đại thụ, toả bóng mát quanh năm.

Nơi đây có nhiều đại thụ, toả bóng mát quanh năm.

Một góc bình yên lăng Tả quân Lê Văn Duyệt.

Một góc bình yên lăng Tả quân Lê Văn Duyệt.

Từ cổng tam quan ở phía nam (đường Vũ Tùng) vào, du khách qua một khu vườn cảnh là 3 phần chính: Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức, mộ tả quân và vợ (có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ gồm tiền điện, trung điện và chính điện.

Từ cổng tam quan ở phía nam (đường Vũ Tùng) vào, du khách qua một khu vườn cảnh là 3 phần chính: Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức, mộ tả quân và vợ (có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ gồm tiền điện, trung điện và chính điện.

Văn bia khắc chữ Hán "Lê công miếu bia" do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

Văn bia khắc chữ Hán "Lê công miếu bia" do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

Toàn cảnh lăng Tả quân và Phu nhân.

Toàn cảnh lăng Tả quân và Phu nhân.

Khu vực trung điện với chi tiết trang trí hai hàng lỗ bộ hai bên.

Khu vực trung điện với chi tiết trang trí hai hàng lỗ bộ hai bên.

Các câu đối trên liễn đều được phiên âm.

Các câu đối trên liễn đều được phiên âm.

Khoảng sân giữa trung điện và tiền điện.

Khoảng sân giữa trung điện và tiền điện.

Hằng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào ngày mồng 1 và 2/8 âm lịch. Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Hằng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào ngày mồng 1 và 2/8 âm lịch. Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Bên trong khu trưng bày lịch sử, du khách sẽ hiểu hơn về thành Gia Định năm xưa. Theo bản đồ được vẽ năm 1790, có thể thấy các trục đường ngày nay tương ứng với các đạo nội thành Gia Định xưa kia. Đường Đinh Tiên Hoàng trước kia vừa được đổi thành đường Lê Văn Duyệt vào dịp lễ giỗ 188 của ông (năm 2020).

Bên trong khu trưng bày lịch sử, du khách sẽ hiểu hơn về thành Gia Định năm xưa. Theo bản đồ được vẽ năm 1790, có thể thấy các trục đường ngày nay tương ứng với các đạo nội thành Gia Định xưa kia. Đường Đinh Tiên Hoàng trước kia vừa được đổi thành đường Lê Văn Duyệt vào dịp lễ giỗ 188 của ông (năm 2020).

Khu vực chánh điện của lăng.

Khu vực chánh điện của lăng.

Nơi đây thường được người dân tìm đến cầu nguyện sự an khang và thịnh vượng.

Nơi đây thường được người dân tìm đến cầu nguyện sự an khang và thịnh vượng.

Đặc sắc nhất vẫn là phần mái với họa tiết bát tiên, rồng chầu. Góc trái của mái lăng là vị tiên cầm chữ Nguyệt.

Đặc sắc nhất vẫn là phần mái với họa tiết bát tiên, rồng chầu. Góc trái của mái lăng là vị tiên cầm chữ Nguyệt.

Hình ảnh đôi rồng chầu được khảm sành sứ, bên dưới là bát tiên.

Hình ảnh đôi rồng chầu được khảm sành sứ, bên dưới là bát tiên.

Giữa một đô thị náo nhiệt và sôi động như TPHCM, không nhiều nơi xào xạc tiếng chổi tre quét lá.

Giữa một đô thị náo nhiệt và sôi động như TPHCM, không nhiều nơi xào xạc tiếng chổi tre quét lá.

Theo các tài liệu lịch sử, sau sự biến thành Phiên An (tên gọi thành Gia Định năm 1802) năm 1835, ông Lê Văn Duyệt bị lên án, buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn. Vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử" (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Sau đó, vua cho đắp lại phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.

Theo các tài liệu lịch sử, sau sự biến thành Phiên An (tên gọi thành Gia Định năm 1802) năm 1835, ông Lê Văn Duyệt bị lên án, buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn. Vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử" (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Sau đó, vua cho đắp lại phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.

Chiếc giếng cổ vẫn còn tồn tại trong sân lăng theo năm tháng, nay phần miệng được khoá lại bằng khung sắt.

Chiếc giếng cổ vẫn còn tồn tại trong sân lăng theo năm tháng, nay phần miệng được khoá lại bằng khung sắt.

Phía cổng Nam của lăng vẫn còn trưng bài hai khẩu thần công, hiện vật của thành Gia Định xưa.

Phía cổng Nam của lăng vẫn còn trưng bài hai khẩu thần công, hiện vật của thành Gia Định xưa.

Bình yên lăng Ông.

Bình yên lăng Ông.

Tồn tại gần 200 năm, Lăng Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt tại khu Bà Chiểu là một di tích quan trọng của đất Gia Định xưa, TP.HCM nay. Lăng được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1988. Lễ hội Khai hạ - Cầu an ở lăng cũng vừa được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tồn tại gần 200 năm, Lăng Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt tại khu Bà Chiểu là một di tích quan trọng của đất Gia Định xưa, TP.HCM nay. Lăng được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1988. Lễ hội Khai hạ - Cầu an ở lăng cũng vừa được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt được công nhận là Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 của Bộ VH-TT-DL.

Đức Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764. Nguyên quán Quảng Ngãi, sinh quán làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Từ Võ tướng thời chúa Nguyễn đến Đại thần dưới triều Nguyễn, ông hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định (từ 1812-1815 và từ 1820-1832).

Tả quân Lê Văn Duyệt có công lớn trong việc xây dựng, phát triển, ổn định và bảo vệ vùng đất phương Nam; ông chăm lo việc đào kênh, đắp lũy, xây thành, vừa phát triển kinh tế, mở rộng giao thương, củng cố nền hành chính, vừa tăng cường ngoại giao, củng cố biên cương, gia cố thế phòng thủ cả Trấn Thành và miền Gia Định…

Năm 1819, ông dâng sớ về việc đào kênh Vĩnh Tế phục vụ phát triển thông thương và nhu cầu hành chính, quân sự bảo vệ vùng biên cương. Năm 1830, ông cho củng cố thành Bát Quái để tăng cường phòng thủ chống xâm lược.

Là vị Tổng trấn sống thanh liêm, khéo dùng người tài đức, kiên quyết trừng trị tham quan ô lại, có nhiều chính sách an dân, quan tâm khuyến khích người Việt, người Hoa làm ăn, an cư lạc nghiệp. Ông mất năm 1832 tại Gia Định. Nhân dân kính phục xây lăng mộ ở khu vực Bà Chiểu để tôn thờ.

Một góc lăng ngay vị trí nhìn ra ngã ba Phan Đăng Lưu - Lê Văn Việt (trước là đường Đinh Tiên Hoàng).

Một góc lăng ngay vị trí nhìn ra ngã ba Phan Đăng Lưu - Lê Văn Việt (trước là đường Đinh Tiên Hoàng).

Một hoạt động khá thu hút người dân và du khách chính là nghệ thuật hát bội được các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM vào mỗi cuối tuần. Nếu may mắn, du khách sẽ được xem các diễn viên hoá trang, tập tuồng trước khi lên sân khấu biểu diễn. Nghệ sĩ Hoàng Hà đang hướng dẫn cho diễn viên trẻ Ngọc Tâm cách chuyển bộ, đảo thế.

Một hoạt động khá thu hút người dân và du khách chính là nghệ thuật hát bội được các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM vào mỗi cuối tuần. Nếu may mắn, du khách sẽ được xem các diễn viên hoá trang, tập tuồng trước khi lên sân khấu biểu diễn. Nghệ sĩ Hoàng Hà đang hướng dẫn cho diễn viên trẻ Ngọc Tâm cách chuyển bộ, đảo thế.

Một du khách xin chụp ảnh chân dung diễn viên hát bội Ngọc Tâm.

Một du khách xin chụp ảnh chân dung diễn viên hát bội Ngọc Tâm.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngôi chùa kiến trúc người Hoa gần một thế kỷ tại Đồng Tháp

Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách là ngôi chùa do người Hoa ở Phúc Kiến di cư đến xây dựng và đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nguyễn ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN