Cận cảnh ngôi chùa cách Hà Nội 60km, xuất hiện trong bộ ảnh cưới của Quang Hải và Chu Thanh Huyền
Bộ ảnh cưới cầu thủ Quang Hải và vợ diện trang phục Nhật Bình tại ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nam đang nhận được vô số "bão tim" của cộng đồng mạng. Được biết đây là ngôi chùa chỉ cách Hà Nội 60km và từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương.
Nguyễn Quang Hải (sinh năm 1997) hiện đang là một cầu thủ bóng đá trong đội tuyển quốc gia Việt Nam. Chu Thanh Huyền (sinh năm 2000) là một hot girl nổi tiếng và đang kinh tự do ngành hàng mỹ phẩm. Cả hai có một thời gian hẹn hò khá kín tiếng trước khi học quyết định về chung một nhà.
Trước khi đám ăn hỏi diễn ra, bộ ảnh cưới đầu tiên của Quang Hải và Chu Thanh Huyền đã được "ra mắt" công chúng và nhận về nhiều lời khen xứng đôi khi xuất hiện với cổ phục Việt. Bên cạnh đó, địa điểm thực hiện bộ ảnh cưới cũng là nơi đang được cộng đồng mạng đua nhau kiếm tìm.
Nếu nằm trong "vùng" của những người yêu du lịch thì chắc hẳn nhiều người cũng nhận ra nơi Quang Hải và Chu Thanh Huyền chọn làm địa điểm chụp ảnh cưới tại ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ở Hà Nam. Ngôi chùa tọa lạc tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. (Ảnh: Linh Lê Chí)
Quang Hải và Chu Thanh Huyền đã xuất hiện ở những góc đẹp nhất của Địa Tạng Phi Lai Tự. (Ảnh: Linh Lê Chí)
Nơi đây nổi tiếng với những cung đường rải sỏi trắng mang nét đẹp tinh khôi (Ảnh: Linh Lê Chí)
Bộ áo ngũ thân và Nhật bình của cặp đôi được lấy cảm hứng từ trang phục Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu, giai đoạn những năm 30 của thế kỷ 20. (Ảnh: Linh Lê Chí)
Những năm trở lại đây, Địa Tạng Phi Lai được biết đến là điểm du lịch tâm linh tuyệt đẹp, rộng rãi, nhiều gia đình xếp vào danh sách nhất định phải ghé tới trong những chuyến lễ bái, du lịch tâm linh, nhất là mỗi dịp đầu xuân năm mới.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự cách Hà Nội khoảng 1 giờ đồng hồ di chuyển
Nếu xuất phát từ Hà Nội, sẽ đi mất khoảng hơn 60km để đến được chùa. Bên cạnh đó, đường đi đến chùa khá rộng rãi, dễ đi. Nếu là người lái xe cứng tay chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng là tới được tận cổng chùa. Tùy vào điều kiện của từng người, có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô tự lái, xe khách,.. đều được.
Một góc cảnh nơi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Địa Tạng Phi Lai Tự mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái và vãn cảnh từ 6h30 đến 18h30 hàng ngày. Lịch hoạt động của Chùa Địa Tạng tất cả các ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật.
Ngôi chùa nằm ở vị trí tách biệt với dân cư sinh sống, xung quanh là cảnh thiên nhiên núi dựa núi, cây xanh bủa vây. Bởi vậy, nơi đây mang vẻ đẹp thanh tịnh, không ồn ào và khá yên tĩnh.
Du khách chụp ảnh check in tại chùa
Đến thời điểm hiện tại, Địa Tạng Phi Lai Tự không thu vé tham quan và vé vào cổng hay bất kỳ chi phí nào khác đối với tín đồ Phật tử hay du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, những ngày thời tiết nắng nóng, các sư ở chùa còn cho du khách mượn nón lá che nắng, chụp ảnh. Ngoài ra, nếu lỡ như du khách mặc đồ ngắn thì có thể hỏi mượn những chiếc khăn có sẵn ở trong chùa.
Kinh nghiệm tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Nên đi chùa Địa Tạng vào khoảng thời gian nào?
Thời gian đẹp nhất để ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là vào Tết cổ truyền, dịp tháng 9 – 10 âm lịch. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh và con em cũng có thể tham dự các khóa tu mùa hè vào tháng 6 – tháng 7 âm lịch tại chùa.
Mọi người có thể ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai Tự quanh năm
Tuân thủ thuần phong mỹ tục của người Việt khi đi lễ chùa
Khi vào chùa tham quan, nếu gặp như các sư thầy, sư cô thì nên chắp tay hình búp sen ngang ngực và lễ phép cúi người chào “A Di Đà Phật”. Hoặc nếu như gặp những người bạn đồng tu hãy mỉm cười thật tươi để chào nhau. Điều này không chỉ thể hiện văn hóa của người Việt mà còn biểu hiện cho sự hoan hỉ, may mắn.
Không vặt hái hoa, cành, lá trong chùa
Không nên đặt tiền lên các tượng Phật bởi vì nó sẽ làm mất đi mỹ quan ở trong chùa. Trong chùa có hòm công đức, mọi người có thể đặt tiền vào các hòm công đức ở trong chùa.
Không gian ngôi chùa khá rộng rãi nên có thể mất nhiều thời gian để chiêm bái. Chính vì vậy, có thể mang giày thể thao hoặc dép đế mềm vừa chân để có thể tạo cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, không đi lên sỏi trắng và nhớ để dép ngoài thềm khi bước vào các ban trong chùa.
Cần giữ gìn vệ sinh chung nơi quang cảnh khuôn viên chùa
Ăn mặc kín đáo khi đi tham quan chùa
Không đi lên sỏi trắng và nhớ để dép ngoài thềm khi bước vào các ban trong chùa.
Một điều cần lưu ý là không nên nói to, nói tục nơi chùa linh thiêng. Các bạn trẻ không được leo trèo lên cây hay ngồi lên kệ, bậc có các ban tượng phật. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số điểm trong khuôn viên chùa cũng không cho phép chụp ảnh.
Địa Tạng Phi Lai Tự mang vẻ đẹp đặc biệt, để lại ấn tượng trong lòng du khách. Không gian nơi đây được hiện lên với lối kiến trúc độc đáo, không khí trong lành, mùi lúa chín thoang thoảng. Cứ vào ngày mùng 1, rằm hàng tháng, lễ nhà Phật là du khách thập phương lên chùa dâng hương cầu bình an, sức khỏe.
Những ngày gần đây, các bạn trẻ Hà thành náo nức hẹn nhau xuống phố đi chụp ảnh với áo dài để chuẩn bị đón Tết Giáp Thìn thật rực rỡ. Cùng xem địa...
Nguồn: [Link nguồn]