Các lễ hội tưng bừng nhất trong dịp lễ đón xuân ở châu Á
Các lễ hội chào đón Tết Nguyên đán ở các quốc gia khác nhau đều có những truyền thống riêng thú vị và ấn tượng.
Tết Trung Quốc
Theo truyền thuyết, Tết Nguyên đán bắt đầu bằng cuộc chiến chống lại một con thú thần thoại có tên là “Niên” – một sinh vật giống bò lai sư tử xuất hiện ở Trung Quốc vào đêm giao thừa. Biết rằng con quái vật sợ lửa, tiếng động lớn và màu đỏ, dân làng đã "phủ" các món đồ màu đỏ khắp nhà và đốt pháo để xua đuổi nó.
Kể từ đó, ngày Tết là lúc khắp nơi treo đèn lồng đỏ và diễu hành qua các đường phố cùng các biểu tượng rồng và sư tử. Sau đó, họ thưởng thức các món ăn mừng như mì trường thọ, tượng trưng cho cuộc sống lâu dài, và đưa cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ chứa đầy tiền để khuyến khích may mắn trong năm mới.
Tết Hàn Quốc (Seollal)
Người Hàn Quốc kỷ niệm ngày đầu tiên của năm âm lịch bằng cách mặc hanbok (trang phục truyền thống) và tụ tập ăn charye, một nghi thức cầu nguyện tổ tiên của họ để được bình an và sức khỏe. Ăn eumbok (thực phẩm nghi lễ) truyền hy vọng và phước lành của tổ tiên cho họ. Sau bữa ăn, thế hệ trẻ tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi bằng sebae (cúi đầu) để đổi lấy sebaedon (tiền mừng năm mới).
Tết Thái Lan (Songkran)
Songkran báo hiệu sự khởi đầu của một năm mới. Ngày đầu tiên của lễ kỷ niệm biến Thái Lan thành một cuộc chiến nước khổng lồ. Nhưng đó không chỉ là niềm vui và trò chơi. Người Thái tin rằng nước sẽ gột rửa những điều xui xẻo, vì vậy việc té nước vào nhau thực sự là một dấu hiệu của sự tôn trọng và lời chúc tốt đẹp. Ngày 14 hay còn gọi là Ngày gia đình, mọi người dành thời gian ở nhà bên những người thân yêu của mình. Cuối cùng, vào ngày thứ 3 của lễ Songkran, người Thái đến thăm các wat (tu viện Phật giáo) để cầu xin sự tha thứ.
Năm mới của người Bali (Nyepi)
Trong những ngày đón Năm mới, những người theo đạo Hindu diễu hành qua các đường phố với hình nộm ma quỷ (ogah-ogahs) và quất nhau bằng vỏ dừa bốc lửa để xua đuổi tà ma. Khi ngày Nyepi đến, cả nước ngừng hoạt động. Chính phủ cấm bật đèn, ô tô và công việc, và người dân dành cả ngày trong im lặng để tập trung vào việc tự suy ngẫm. Một số người tin rằng sự im lặng này đánh lừa các linh hồn khiến họ nghĩ rằng mọi người đã rời đảo, với hy vọng rằng lũ quỷ cũng sẽ rời đảo.
Tết Tây Tạng (Lễ hội Losar)
Vào đêm giao thừa Losar, người Tây Tạng chuẩn bị món súp bánh bao đặc biệt guthuk, với các nguyên liệu như ớt, gạo và than. Sau khi ăn no, họ chạy quanh làng với pháo và đuốc rơm để xua đuổi ma quỷ. Các gia đình thức dậy sớm để đặt lễ vật cho các vị thần trong điện thờ gia đình. Họ cũng treo những lá cờ cầu nguyện nhiều màu để thúc đẩy hòa bình, từ bi và trí tuệ. Khi gió thổi, nó mang theo thông điệp của họ tới các vị thần.
Tết Việt Nam
Tết Nguyên đán của người Việt Nam là đón Tết xoay quanh gia đình và sự đoàn tụ. Điều này có nghĩa là chào đón những người thân ở xa và tưởng nhớ đến linh hồn của tổ tiên đã khuất trong bữa tối với các món ăn truyền thống như bánh chưng, canh măng… Họ cũng mua những cây đào, cây mai đang nở hoa để mang lại sự sống và may mắn cho ngôi nhà của mình.
Tết Malaysia
Đối với nhiều người Malaysia gốc Hoa, một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất trong năm diễn ra vào ngày mùng 9 của Tết Nguyên đán: Pai Thnee Kong (ở Penang) hoặc Thnee Kong Sei (ở Phúc Kiến). Đắm chìm trong tôn giáo và văn hóa, các lễ hội tập trung vào việc cúng dường - bất cứ thứ gì từ trái cây và hoa cho đến lợn quay được dâng lên Ngọc Hoàng để chúc mừng sinh nhật của ông. Hàng ngàn người đến viếng bàn thờ Ngọc Hoàng, được xây dựng đặc biệt trên Chew Jetty cho dịp này. Ở những nơi khác, những người tổ chức sinh nhật của Ngọc Hoàng sẽ lập bàn thờ trong nhà của họ, xung quanh đó là lễ vật.
Các nước khác
Trên khắp thế giới, hơn 1,5 tỷ người đón Tết Nguyên đán, phần lớn là người gốc Hoa, đó thường là lý do tại sao việc tổ chức Tết Nguyên đán bên ngoài châu Á sẽ theo các truyền thống được tìm thấy ở Trung Quốc. Ví dụ, ở Singapore, Campuchia và Philippines, những người ăn mừng Tết Nguyên đán sẽ bắn pháo hoa, xem múa rồng hoặc múa lân, nấu các món ăn truyền thống cho dịp Tết và phát lì xì. Điều này cũng tương tự đối với cộng đồng người gốc Việt cho dù họ hiện đang sống ở Mỹ, Anh, các quốc gia Châu Âu, Úc hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mặc dù ở nhiều quốc gia không có ngày nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng nhiều thành phố lớn trên toàn cầu có lễ đón Tết Nguyên đán quy mô lớn, như San Francisco, Sydney, Lima, Paris, London và thành phố New York.
Nguồn: [Link nguồn]
Được biết đến với cái tên “Bảo tàng không có tường thành”, thành phố cổ này là thủ đô cũ của Vương quốc Silla trị vì Hàn Quốc từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ...