Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea

Sự kiện: Du lịch, lễ hội
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Người bùn Asaro nổi tiếng vì những chiếc mặt nạ kỳ quái, gây tò mò cho du khách.

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 1

Người Asaro ở Papua New Guinea nổi tiếng với biệt danh "người bùn" vì lớp mặt nạ đáng sợ. Bộ tộc sống ở phía đông đất nước, gần sông Asaro nên được gọi theo tên sông này.

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 2

Truyền thuyết kể người Asaro bị đánh bại trong trận chiến bởi một bộ lạc vùng cao khác và chạy trốn tới sông Asaro. Khi rơi xuống sông, các chiến binh tộc Asaro bị phủ kín bởi bùn trắng, khiến bộ lạc đối thủ kinh sợ vì nghĩ đây là những linh hồn trở lại báo thù. Từ đó, người Asaro bắt đầu làm những mặt nạ bùn và mô phỏng chuyển động của hồn ma để dọa mọi kẻ thù.

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 3

Một số giả thuyết cho rằng người bùn thực chất là kiểu nghi lễ được tạo ra trong khoảng 70 năm trở lại. Đây là vấn đề khó lý giải bởi lịch sử của Papua New Guinea ít được ghi chép, nhiều người còn không biết mình bao tuổi vì ngày sinh không được ghi lại.

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 4

Các nghiên cứu chỉ ra mặt nạ người bùn như hiện tại là phiên bản đã được sửa đổi. Trước kia, người Asaro sử dụng đất sét trắng để che mặt trong các vụ ám sát và điều này vẫn được thực hiện tới cuối năm 1800.

Vào những năm 1950, bộ tộc Asaro xuất hiện trong một chương trình văn hóa và đã nghĩ ra phiên bản mặt nạ đất sét hiện đại. Điều này gây ấn tượng mạnh với du khách nên những chiếc mặt nạ tiếp tục được sử dụng tới nay.

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 5

Du khách muốn quan sát cuộc sống người bùn có hai lựa chọn gồm tham gia lễ hội Mount Hagen - nơi các bộ tộc ở Papua New Guinea tề tựu để biểu diễn hoặc tới Goroka - nơi ở của người bùn Asaro. Một số người từng tới cả hai nơi nói nên đến thẳng Goroka vì chương trình ở Mount Hagen không đặc sắc bằng.

"Những người bùn ở Mount Hagen mang mặt nạ nhỏ hơn và có vẻ không phải bộ tộc tôi tìm kiếm", blogger du lịch Stephen Gollan nói.

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 6

Gollan gợi ý cần thuê hướng dẫn viên vì không có biển chỉ dẫn đến làng của người bùn ở Goroka.

Màn trình diễn của người bùn bắt đầu bằng làn sương khói mờ ảo và tiếng tù và từ xa báo hiệu những linh hồn người bùn chuẩn bị xuất hiện. Từ phía sau, một bàn tay nắm lấy Gollan với những ngón tay dài, màu cam, sắc nhọn khiến anh "sợ chết khiếp".

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 7

Cơ thể những người bùn mang màu trắng ma quái, chiếc mặt nạ như cái đầu thú quá khổ. Họ lặng lẽ áp sát đối phương, rút vũ khí và vẫy chiếc lá như đang làm phép.

Khuôn mặt một người cho thấy họ vui, buồn, sợ hãi nhưng chiếc mặt nạ này chỉ mang nụ cười quỷ dữ. Đây là cách người Asaro thực hiện tâm lý chiến và khiến nhiều đối thủ thua cuộc trước khi phải rút vũ khí ra.

Bộ tộc người bùn mang mặt nạ kỳ dị ở Papua New Guinea - 8

Người Asaro hiện không còn tham gia các cuộc chiến hay thực hiện hành vi ám sát. Bên cạnh làm dịch vụ đón khách du lịch, bộ tộc này cũng nổi tiếng với kỹ năng làm nông, đặc biệt là trồng khoai lang.

Nguồn: [Link nguồn]

Tín ngưỡng văn hoá của Murut, bộ lạc cuối cùng ở Malaysia ngừng tục săn đầu người, được tái hiện tại làng du lịch ở bang Sabah nằm trên đảo Borneo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài Anh (Theo Stuff, Tribes, Uncharted Backpacker) ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN