Bình minh trên núi mắng Trời ở Bình Định
Núi có tên Mò O nhưng bởi đỉnh núi có hình phễu như há miệng lên trời nên còn có tên Mạ Thiên Sơn nghĩa là núi mắng Trời. Núi tuy thấp nhưng dáng ưa nhìn, lại một mình một cõi, chiếm thế cô phong độc tú.
Núi là bình phong của kinh đô Đồ Bàn và Thành Hoàng Đế của Thái Đức Nguyễn Nhạc (1776-1793)
Bình mình trên núi Mò O (Mạ Thiên Sơn)
Núi cũng được chép trong Đại Nam nhất thống chí: “Núi Mộ Ổ ở phía Đông huyện, đỉnh núi có hai mũi nhọn như hình cái giá bút và trong Nước non Bình Định của Quách Tấn: “Hòn Mò O tiếp nhận đến hai sơn mạch: Một từ Kỳ Đồng xuống. Một từ Chà Rang chạy xuống đến đầu thôn Phú Thành (Phù Cát), qua các gò Tân Nghị, Bỉnh Đức, Nghĩa Hòa thì nhập với mạch Kỳ Đồng vào Mò O, thành “Lưỡng Long nhập thủ” nghĩa là hai con rồng vào một chiếc đầu. Và hòn Mò O là “Đình Tức Long” tức là “Con Rồng dừng lại để thở” rồi chạy xuống bảy hòn núi đất ở Chánh Mẫn (Phù Cát) cách chừng ba cây số mới dừng lại”.
Cánh đồng lúa An Nhon dưới chân núi Mò O
Núi cũng được nhắc đến ở hai câu liễn trước cổng chùa Thập Tháp có Hòa Thượng Trí Hải (1876-1950) là người tinh thông nho học, phật học và thành thạo văn chương, thư pháp; cũng có thời gian làm báo Từ Bi Âm (1932-1938) tại Sài Gòn.
Nguyệt hạ bất xao kim tỏa đoạn/ Sơn tiền chỉ nhậm bạch vân phong. (Trước núi chỉ cho mây trắng nhóm; Dưới trăng không gõ khóa vàng rơi. Lộc Xuyên Đặng Quí Địch )Tham khảo: Theo Huyên Tích Kinh Xưa/ Tấc Lòng của Lộc Xuyên Đặng Quí Địch
Núi Mò O soi bóng xuống dòng sông chảy qua núi
Núi Mò O hay núi mắng trời (Mạ Thiên Sơn)
Cánh đồng lúa An Nhon dưới chân núi Mò O
Trước núi là ngọn tháp Chàm Phú Lốc
Núi Mò O và tháp chàm Phú Lốc
Tác giả trước núi Mò O