Bí mật phía sau các tu sĩ chiến binh cổ đại ở xứ Phù Tang

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Sōhei là các tu sĩ chiến binh Phật giáo thời phong kiến ở ​​Nhật Bản. Họ là những chiến binh với tinh thần hiệp sĩ mang sức mạnh tâm linh và siêu nhiên của bộ lạc người Sōhei cổ đại ở xứ sở hoa anh đào.

Ở châu Âu, các tu sĩ chiến binh đầu tiên được biết đến là các hiệp sĩ Templar hoạt động trong các cuộc Thập tự chinh. Tuy nhiên, các tu sĩ chiến binh không chỉ tồn tại ở châu Âu. Ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như Nhật Bản, cũng có những tổ chức tôn giáo đào tạo các tu sĩ sống một lối sống khổ hạnh và đồng thời tham gia vào các cuộc xung đột bạo lực bằng cách trở thành những chiến binh vĩ đại.

Bí mật phía sau các tu sĩ chiến binh cổ đại ở xứ Phù Tang - 1

Sōhei là những tu sĩ chiến binh Phật giáo của cả Nhật Bản thời trung cổ và phong kiến. Những người lính tu sĩ này rất dễ nhận ra thông qua biểu tượng con bò trắng họ đeo trên đầu đã được cạo sạch tóc, giống như tất cả các nhà sư. Sōhei lần đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Heian kéo dài từ năm 794 đến 1185. Đó là thời kỳ nổi bật trong lịch sử Nhật Bản khi Phật giáo, Đạo giáo và các ảnh hưởng từ Trung Quốc đang ở đỉnh cao.

Người Sōhei rất sùng đạo và họ được coi là những chiến binh đáng sợ. Giống như Yamabushi, những tu sĩ chiến binh lang thang trên núi bí ẩn đang tìm kiếm sức mạnh tâm linh và siêu nhiên. Họ cũng có thể rất bạo lực và nguy hiểm.

Lý do tại sao Sōhei trở thành chiến binh với đầy sức mạnh và sự kiểm soát nghiêm ngặt nhất? Bởi các nhà sư chiến binh đã đóng một vai trò quan trọng khi mối thù chính trị bắt đầu giữa các ngôi chùa cũng như giữa các bộ phận khác nhau trong Phật giáo.

Bí mật phía sau các tu sĩ chiến binh cổ đại ở xứ Phù Tang - 2

Vào thế kỷ thứ 10, Hoàng đế giữ quyền lực lớn. Quyền lực này bao gồm thẩm quyền chỉ định nhà sư nào sẽ điều hành một ngôi đền cụ thể. Tuy nhiên, sự phân chia phe phái giữa các tu sĩ và thực tế của hệ thống chính trị phật giáo là một thành viên của một phe có thể được bổ nhiệm làm người đứng đầu một ngôi đền do phe đối thủ kiểm soát. Chính điều này đã thúc đẩy các cuộc tranh chấp ngay trong giáo phái và dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang của các nhà sư chiến binh. Đôi khi các tranh chấp kết thúc và có hòa bình, nhưng cuộc xung đột mới nảy sinh và nhà sư lại gây chiến.

Các Sōhei sử dụng nhiều loại vũ khí. Thanh kiếm phổ biến nhất là tachi, một thanh kiếm truyền thống cũng được các chiến binh Samurai đeo. Lưỡi dao, dao găm, kanabou - một cây gậy đầy gai nhọn được rèn bằng sắt rắn cũng được sử dụng bởi các nhà sư chiến binh. Tại một số thời điểm, Sōhei cùng tồn tại với các chiến binh Samurai trong cùng thời kỳ.

Mặc dù các chiến binh Sōhei giữ phần lớn bản thân trong sự cô độc, đôi khi họ đã hình thành các liên minh lỏng lẻo và các hiệp hội với một số đền thờ nhất định. Thỉnh thoảng họ cũng tham gia vào các trận chiến và cuộc giao tranh cùng với các Samurai.

Bí mật phía sau các tu sĩ chiến binh cổ đại ở xứ Phù Tang - 3

Ngoài chiến binh Sōhei còn có các chiến binh Yamabushi nổi lên vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9 ở Nhật Bản. Niềm tin của họ dựa trên những mảnh ghép từ các tôn giáo khác nhau. Yamabushi tin rằng để trở nên giác ngộ tâm linh, người ta phải có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên trong một khoảng thời gian dài. Họ cũng tin rằng giao tiếp với thiên nhiên sẽ mang lại cho một người sức mạnh siêu nhiên. Trong những chuyến đi dài, Yamabushi thường phải tự vệ, đó là lý do tại sao họ được đào tạo về võ thuật.

Nguồn: [Link nguồn]

Những điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa các nền văn minh cổ đại khắp thế giới

Dù cách xa nhau rất nhiều về địa lý và văn hóa nhưng từ thời cổ đại, đã có rất nhiều điểm tương đồng giữa các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo messagetoeagle) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN