Bí ẩn vùi lấp dưới lòng đất của thành cổ Hy Lạp
Giống như thành cổ Pompeii của Hy Lạp, thành cổ Selinunte - di tích cổ tại thành phố Sicily còn sót lại một phần nguyên vẹn của nó bất chấp sự phát triển của dân cư.
Khoảng 15% diện tích thành cổ còn sót lại
Một trong những bi kịch lớn nhất của thế giới cổ đại trong suốt gần 2.500 năm cuối cùng cũng được hé lộ. Các nhà khảo cổ học đang tiến hành khai quật thành phố cổ Selinunte, nay thuộc Sicily, Hy Lạp, nơi hầu hết người dân bị giết hại hoặc trở thành nô lệ cho quân xâm lược Bắc Phi trong những năm cuối thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Giống như thành cổ Pompeii của Hy Lạp, Selinunte - di tích cổ tại thành phố Sicily còn sót lại một phần nguyên vẹn của nó bất chấp sự phát triển của dân cư.
Các cuộc khai quật dần hé lộ bức màn bí mật của thành cổ Selinunte
Trong khi tại di tích thành cổ Pompeii, tất cả nhà cửa và các công trình kiến trúc gần như bị chôn vùi dưới tro núi lửa thì tại Selinunte, các tàn tích này chủ yếu bị hàng trăm ngàn lớp cát bụi vùi lấp. Tuy nhiên quá trình khai quật đang dần tìm ra được thời điểm chính xác Selinunte tồn tại và được phác thảo chi tiết bằng đồ họa.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hài cốt của người dân bị chôn vùi dưới căn mái bị sập do giặc ngoại xâm đốt cháy tòa nhà, thậm chí còn thấy chứng tích rằng họ đang ăn dở bữa ăn. Các nhà khoa học cũng đang tiến hành phân tích dư lượng lương thực còn sót lại trong nửa số bát đặt quanh khu vực lò sưởi trong tòa nhà đó.
Thêm vào đó, hàng chục sản phẩm gốm nung, nồi và gạch được tìm thấy bị bỏ rơi bởi người lao động địa phương trước khi họ có cơ hội đặt chúng vào lò nung.
Quá trình khai quật cũng cho chúng ta tính toán chính xác được số lượng nhà tồn tại tại thành phố Hy Lạp cổ đại này
Trong suốt 15 năm qua, bằng các phương pháp kỹ thuật địa vật lý và khai quật, điều tra khảo cổ học, cho đến nay các nhà khoa học đã xác định được thành phố có 2.500 căn nhà bị bỏ hoang, tất cả các đường phố, bến cảng và một khu công nghiệp đang phát triển hưng thịnh. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khảo cổ đưa ra một kế hoạch chi tiết và toàn diện về hình ảnh thành phố Hy Lạp cổ đại. Trong khi trước đây, họ chỉ có thể đưa ra đánh giá tương đối rời rạc về hình ảnh và chức năng của một di tích.
Chính những thông tin từ thành phố cổ Selinunte đã làm thay đổi nhận thức của các học giả về một số thực tế về tình hình dân số và kinh tế quan trọng của thế giới cổ đại. Bởi trước đây chưa các học giả chưa từng có được số liệu chính xác về số lượng nhà cũng như không đủ tự tin xác định được dân số của nhiều thành phố.
Selinunte là thành phố Hy Lạp cổ đại đầu tiên mà các nhà khảo cổ đã thành công trong việc nắm bắt đầy đủ thông tin về khu công nghiệp cổ xưa, điều này cho phép họ có thể phân tích đầy đủ mối quan hệ phức tạp giữa dân số và nền kinh tế của một thành phố.
Thành phố Selinunte xuất hiện trong lịch sử vào thế kỷ thứ 18
Theo lời giáo sư Martin Bentz của Đại học Bonn, Giám đốc phụ trách chính công việc khai quật cho biết, thành cổ Selinunte là cơ hội duy nhất để con người có thể khám phá một thành phố Hy lạp cổ đại do Selinunte chủ yếu là bị chôn vùi dưới lớp đất cát song toàn bộ đô thị hầu như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Hiện tại công cuộc khai quật đang khám phá các lò nung và xưởng làm gốm với đầy đủ thiết bị và sơn vẽ.
Đến nay đã tìm thấy 80 lò nung, bao gồm hàng chục bàn xoay lớn (được sử dụng để sản xuất ngói và chum gốm lớn đựng thực phẩm) và những vật dụng hình chữ nhật lớn dành riêng để sản xuất hộp chứa thực phẩm bằng gốm khổng lồ và quan tài gốm. Những lò gốm nhỏ được sử dụng để làm cho dụng cụ đồ ăn, khung cửi và những bức tượng nhỏ hình các vị thần.
Các thợ gốm thậm chí đã có nhà thờ tôn giáo riêng được trang bị bàn thờ dành riêng cho một vị thần đặc biệt như thần Athena của người lao động, thần Artemis - nữ thần săn bắn và sinh con, thần Demeter - nữ thần nông nghiệp và thần Zeus - vua của các vị thần.
Khảo cổ học về Selinunte khá độc đáo, bởi toàn bộ thành phố sụp đổ trong vòng chưa đầy một ngày do quân đội Carthage bị thủng hệ thống phòng thủ và 16.000 binh lính và người dân Hy Lạp bị tàn sát. Khoảng 5.000 đàn ông bị trở thành nô lệ cùng hàng ngàn phụ nữ và trẻ em.
Chỉ trong một ngày, từ một thành phố nhộn nhịp, Selinunte hoàn toàn biến thành một thành phố ma theo đúng nghĩa đen.
Khảo cổ học về Selinunte khá độc đáo
Trong hai năm, qua tiến hành khai quật khu công nghiệp, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bến cảng nhân tạo cổ đại. Nhờ ứng dụng các phương pháp kỹ thuật khảo sát địa vật lý, các nhà khảo cổ đã cố gắng tìm được nền móng của những nhà kho lớn xung quang cảng. Dựa vào dấu tích các cửa hàng và nhà ở gần khu chợ của thành cổ Selinunte cho thấy giai đoạn cổ đại, các cảng đã thu hút rất nhiều tàu và hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Trong một số đền thờ và căn nhà giàu có, các nhà khảo cổ đã tìm thấy đồ gốm sứ, thủy tinh và đồ đồng nhập khẩu từ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, miền nam nước Pháp và miền Bắc Italy.
Thêm vào đó, các nhà khoa học đang lên kế hoạch nghiên cứu nguồn gốc của gốm sứ quanh khu vực Địa Trung Hải nhằm khám phá ra nơi gốm Selinunte được xuất khẩu. Ước tình vào năm 409 TCN có khoảng 300.000 sản phẩm được sản xuất trong khi đó tại Selinunte chỉ sử dụng 20% tổng số đó.
Thành cổ Selinunte xuất hiện từ thế kỷ 18 khi nơi này được chọn làm điểm dừng chân quan trọng cho Grand Tour của quý tộc và trí thức Anh trong thời đại Georgian và đầu Victoria. Tại giai đoạn này, Selinunte được biết đến với tên gọi "Thành phố của các vị thần”.
Khoảng 15% diện tích thành phố là đền và đô thị cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Những di tích vốn từng được những người trong Grand Tour xem là đẹp như tranh vẽ nay trở thành đống lộn xộn do lịch sử cổ đại tàn phá. Những ngôi đền còn sót lại cũng chịu ảnh hưởng bởi động đất lớn cách đây 500 năm. Hai ngôi đền trong số đó đã được tái dựng lại và trở thành điểm thu hút du lịch chính của khu vực. Ngày nay, Selinunte trở thành công viên khảo cổ học lớn nhất ở châu Âu.
Sau khoảng 250 năm bị bỏ hoang, ngày nay thành phố Hy Lạp cổ đại này cuối cùng trở thành địa điểm nổi tiếng cho các nhà khảo cổ và khách du lịch muốn khám phá những bí ẩn về Selinunte.