Bí ẩn dòng nước có màu đỏ rực như máu ở Nam Cực
Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên và thắc mắc tại sao dòng nước lại có màu đỏ rực như vậy.
Giữa những tảng băng lấp lánh trải dài rộng lớn ở Nam Cực và dòng sông băng màu xanh bên dưới là Blood Falls (Thác Máu) nổi tiếng. Nó nằm ở điểm cuối của sông băng Taylor Glacier trong vùng thung lũng khô McMurdo.
Thác Máu là một hiện tượng chứa quá nhiều chất sắt, phun ra những dòng nước đậm màu đỏ tươi từ bên trong sông băng lên bề mặt phủ đầy băng của hồ Bonney.
Nhà địa chất người Úc Griffith Taylor là nhà thám hiểm đầu tiên đến Thác Máu vào năm 1911. Đó là một trong những chuyến thám hiểm Nam Cực sớm nhất. Vào thời điểm đó, ông cho rằng màu sắc này là do sự hiện diện của tảo đỏ.
Nguyên nhân của màu sắc này là một bí ẩn trong gần một thế kỷ. Nhưng mãi sau đó các chuyên gia mới phát hiện ra dòng nước chứa sắt chuyển sang màu đỏ do bị oxy hóa.
Một nghiên cứu gần đây về Thác Máu
Vào 2/2/2019, một nghiên cứu về Thác Máu được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khoa học Địa sinh học. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách phân biệt nguồn gốc, thành phần hóa học và khả năng duy trì sự sống của loại nước muối dưới băng này.
Theo tác giả chính W. Berry Lyons của Đại học bang Ohio (Mỹ) cùng các cộng sự của ông, nước muối có nguồn gốc từ biển đã bị thay đổi nhiều do va chạm với đá - nước.
Các nhà khoa học phát hiện một lượng lớn nước siêu mặn ở nhiệt độ dưới mức đóng băng bên dưới sông băng Nam Cực. Và một lượng lớn muối trong nước siêu mặn cho phép nước duy trì ở dạng lỏng, thậm chí dưới 0 độ C (32 độ F).
Để mở rộng khám phá này, Lyons và các cộng sự của ông đã tiến hành lấy mẫu nước muối từ điểm đầu tiên của sông băng Taylor Glacier. Họ sử dụng IceMole – một tàu thăm dò nghiên cứu, tự động dọn đường bằng cách làm tan lớp băng bao quanh nó, bó thu thập các mẫu trên đường đi.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã gửi IceMole qua lớp băng dày 17 mét để đến vùng nước muối bên dưới sông băng Taylor Glacier.
Sau đó, họ phân tích các mẫu nước muối để thu thập thông tin về cấu trúc địa hóa của nó. Về cơ bản, các nghiên cứu của họ tập trung vào nồng độ ion, độ mặn và các chất rắn hòa tan khác.
Vì vậy, dựa trên nồng độ quan sát được của nitơ, phốt pho và carbon hòa tan, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, môi trường dưới băng của sông Taylor Glacier có nồng độ sắt và sunfat cao, thậm chí có cả vi sinh vật. Hay nói cách khác, môi trường này có thể hỗ trợ sự sống.
Tiếp theo, để xác định nguồn gốc và sự thay đổi của nước muối dưới sông băng Taylor Glacier, Lyons cùng cộng sự đưa lời giải thích hợp lý nhất là nước muối dưới băng có từ thời xa xưa khi nước biển tràn vào thung lũng Taylor. Tuy nhiên, họ đã không ước tính thời gian chính xác.
Thành phần của thác Máu không phù hợp với nước biển
Nhóm nghiên cứu của Lyons phát hiện ra rằng, thành phần hóa học của nước muối khác nhiều so với nước biển hiện đại. Vì vậy, điều này gợi ý rằng nước muối di chuyển qua môi trường băng giá trong một thời gian dài. Quá trình phong hóa đã góp phần làm thay đổi đáng kể thành phần hóa học của nước.
Ngoài ra, nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc không chỉ về môi trường dưới lớp băng trên Trái đất mà còn liên quan tới các thiên thể khác trong hệ Mặt trời.
Lyons cùng các cộng sự đã kết luận rằng, môi trường nước muối dưới lớp băng này có thể có sự sống. Khả năng có sự sống trong các môi trường cận tầng lạnh cho thấy khả năng tìm thấy sự sống trong các môi trường tương tự ở những nơi khác trong hệ Mặt trời ngày càng tăng.
Cát ở đây cực kỳ mịn, nhiều người còn ví nó chẳng khác gì phấn của em bé.
Nguồn: [Link nguồn]