Bí ẩn di tích cổ Ấn Độ đột nhiên bị phá hủy, để lại những tàn tích kỳ lạ

Không ai có thể ngờ rằng vào thời cổ đại lại có thể xảy ra một vụ nổ có sức mạnh như vụ nổ bom nguyên tử.

Năm 1922, nhà khảo cổ học người Ấn Độ La Jay Benner và những người khác đã phát hiện ra một tàn tích của một thành phố, nằm trên hòn đảo trung tâm của sông Indus. Các nhà khoa học tìm thấy một số lượng lớn xương người từ đống đổ nát. Dường như tất cả cư dân của thành phố cổ này đột nhiên chết cùng một lúc và toàn bộ thành phố bị phá hủy cùng một lúc.

Do đó, các nhà khảo cổ gọi nó là " Mohenjo Daro ", có nghĩa là "thành phố chết chóc".

Trong các cuộc điều tra tiếp theo, các nhà khoa học phát hiện ra rằng thành phố cổ này hình thành cách đây 3.500 năm, rất thịnh vượng.

Bí ẩn di tích cổ Ấn Độ đột nhiên bị phá hủy, để lại những tàn tích kỳ lạ - 1

Đây là nền văn minh cổ đại lớn nhất ở thung lũng Indus, nằm ở Larkana, Sindh, Pakistan, có diện tích 8 km2. Toàn bộ thành phố chia ra thành 2 khu vực trên và dưới. Bên trên là tầng lớp thượng lưu sinh sống bao gồm các linh mục tôn giáo và lãnh đạo cấp cao. Nơi này được bao quanh bởi các hào lớn và nhiều tháp canh.

Phía bên dưới là một khu rất lộn xộn, là nơi cư trú của dân thường và những người lao động tay chân sinh sống.

Tuy nhiên, toàn bộ thành phố vẫn thể hiện một tính văn minh cao, với hệ thống thoát nước, khu dân cư cùng đường phố được quy hoạch một cách hợp lý. Ngay cả những ngôi nhà dân cũng rất gọn gàng và thống nhất, tất cả đều là nhà có 2 tầng, các cửa sổ đều được thiết kế để cách ly tiếng ồn và bụi.

Nói tóm lại, thành phố hoang tàn này không giống như thành phố cổ từ hàng ngàn năm trước, nó gần giống với thành phố hiện đại.

Bí ẩn di tích cổ Ấn Độ đột nhiên bị phá hủy, để lại những tàn tích kỳ lạ - 2

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra một số hiện tượng rất kỳ lạ. Trước hết, trong đống đổ nát, hầu hết các ngôi nhà đều bị san phẳng, thế nhưng càng xa trung tâm thì thiệt hại càng thấp. Những ngôi nhà ngoài cùng chỉ bị hư hại nhẹ trong khi các vật thể trong trung tâm thì gần như biến thành bột.

Thứ hai, cư dân thành phố gần như chết cùng một lúc, rõ ràng họ bị tấn công trong lúc đang nghỉ ngơi trong nhà, một số đang đi dạo ngoài đường, thậm chí có người còn đang tắm.

Thảm họa xảy ra trong thời điểm này đã lấy đi mạng sống của gần 50.000 người trong thành phố. Toàn bộ thành phố cổ đột nhiên biến thành một đống đổ nát. Do đó, các nhà khảo cổ gọi nơi này là "thành phố chết chóc".

Ngoài ra, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một lượng lớn đất sét và các mảnh khoáng sản bị cháy trong thành phố. Về mặt khoa học, những mảnh vỡ này được hình thành ở nhiệt độ trên ít nhất 14.000 ° C. Nhiệt độ cao như vậy chỉ có thể đạt được trong các lò luyện kim công nghệ tiên tiến hoặc trong các vụ cháy rừng kéo dài trong nhiều ngày.

Đồng thời, trong các văn tự Ấn Độ cổ đại đã ghi chép lại một cảnh tương tự: "Một vụ nổ sét và lửa không khói bất ngờ xảy ra, vụ nổ rung chuyển trái đất, nhiệt độ tăng cao đột ngột khiến nước sôi lên sùng sục".

Ngoài ra, từ một số truyền thuyết trong lịch sử ở Ấn Độ, dường như cũng có thể tìm thấy bóng dáng của thảm họa này, như "ánh sáng chói lóa, lửa không khói, cực quang tím, mây bạc, đêm trắng trong đêm", v.v.

Bí ẩn di tích cổ Ấn Độ đột nhiên bị phá hủy, để lại những tàn tích kỳ lạ - 3

Vậy, nguyên nhân của "thành phố chết chóc" là gì?

Dựa trên những manh mối trên, thảm họa ở thành phố cổ Mohenjo Daro chỉ có thể là một vụ nổ lớn, bởi vì phần còn lại của hiện trường đều phù hợp với đặc điểm của vụ nổ.

Vậy vụ nổ này là gì, tại sao nó có thể tạo ra một sức mạnh lớn như vậy và phá hủy ngay lập tức một thành phố cổ rất văn minh?

Trước hết, vụ nổ rất phù hợp với hiện trường vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, vụ nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên mà chúng ta biết là trong chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử vào Nhật Bản. Rõ ràng là có một vụ nổ hạt nhân cách đây 3.600 năm.

Ngoài vụ nổ hạt nhân, những vụ nổ nào khác có thể sẽ dẫn đến kết quả này?

Các nhà khoa học nghiêng về một hiện tượng tự nhiên đó là sét đen. Có ý kiến ​​cho rằng vụ nổ của thành phố cổ Mohenjo Daro là do sự kết hợp giữa sét đen và sét hình cầu.

Bí ẩn di tích cổ Ấn Độ đột nhiên bị phá hủy, để lại những tàn tích kỳ lạ - 4

Sét là một hiện tượng tự nhiên phổ biến, nhưng hầu hết trong số chúng là sét trắng. Sét đen hiếm khi được nhìn thấy, nhưng nó tồn tại. Năm 1983, những người đam mê thiên văn học đã chụp ảnh một tia sét đen ở Mexico, chứng minh rằng nó tồn tại trong tự nhiên.

Tia sét đen được bao bọc trong năng lượng khổng lồ và một tia sét như vậy có bán kính khoảng 30 cm, khi phát nổ đủ để làm nổ tung vài người trưởng thành. Nếu một vụ nổ hình thành theo chuỗi được kích hoạt, nó sẽ dễ dàng phá hủy một ngôi làng và một thành phố nhỏ.

Do đó, các nhà khoa học cho rằng bí ẩn của thành phố cổ này chính là vụ nổ lớn của sét đen, có ít nhất hàng ngàn ánh sáng đen với bán kính 30 cm và vô số ánh sáng hình cầu tham gia vào vụ nổ, tạo thành một cảnh tương tự như vụ nổ hạt nhân, biến một thành phố cổ rất văn minh ngay lập tức trở thành đống tro tàn.

Cơn bão lật tung khu rừng bí ẩn chôn vùi dưới than bùn và cát suốt 4.500 năm

Một khu rừng thời tiền sử đã được khai quật trên một bãi biển xứ Wales, Vương quốc Anh nhờ cơn bão Hannah, với một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Những địa điểm du lịch ma quái Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN