Bí ẩn cây "ma làng" hơn 800 tuổi ở Hoà Bình

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Theo nghiên cứu thì cây sanh có tuổi đời lên đến hơn 800 năm và đến giờ cũng không ai biết đâu là thân chính, vì thân cũng to lớn và rêu phong theo thời gian.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin Pháp Luật, tọa lạc tại cánh đồng rộng lớn thuộc xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), cây sanh cổ thụ trên 800 năm tuổi là cây đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin Pháp Luật, tọa lạc tại cánh đồng rộng lớn thuộc xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), cây sanh cổ thụ trên 800 năm tuổi là cây đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Đây là một trong những cây cổ thụ có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam cho đến nay.

Đây là một trong những cây cổ thụ có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam cho đến nay.

Trước đó, ngày 25/5/2012, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã vinh dự được đón nhận Bằng công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam cho cây sanh 800 năm tuổi ở xóm Liên Hòa.

Trước đó, ngày 25/5/2012, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã vinh dự được đón nhận Bằng công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam cho cây sanh 800 năm tuổi ở xóm Liên Hòa.

Theo các vị cao niên trong làng, trước đây cây chỉ có 1 gốc, tuy nhiên sau hàng trăm năm, những rễ cây từ thân cây buông xuống đất tạo thành một khối các thân cây to lớn.

Theo các vị cao niên trong làng, trước đây cây chỉ có 1 gốc, tuy nhiên sau hàng trăm năm, những rễ cây từ thân cây buông xuống đất tạo thành một khối các thân cây to lớn.

Nhưng đến hiện tại người dân nơi đây đều không biết đâu là thân chính của cây sanh, vì thân cây nào cũng to lớn và rêu phong theo thời gian.

Nhưng đến hiện tại người dân nơi đây đều không biết đâu là thân chính của cây sanh, vì thân cây nào cũng to lớn và rêu phong theo thời gian.

Ông Hoàng Văn Luyện - Trưởng thôn Liên Hoà trước đây là xóm Núi Cốc (Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết: "Trước đây, do bà con vẫn chưa hiểu được hết giá trị của cây nên nhiều người đã xâm lấn, chặt rễ cây để làm ruộng. Sau khi cây được phong là cây di sản, chúng tôi đã tuyên truyền và có tổ bảo vệ đi tuần để không ai chặt phá cây sanh di sản này nữa".

Ông Hoàng Văn Luyện - Trưởng thôn Liên Hoà trước đây là xóm Núi Cốc (Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết: "Trước đây, do bà con vẫn chưa hiểu được hết giá trị của cây nên nhiều người đã xâm lấn, chặt rễ cây để làm ruộng. Sau khi cây được phong là cây di sản, chúng tôi đã tuyên truyền và có tổ bảo vệ đi tuần để không ai chặt phá cây sanh di sản này nữa".

Còn vì sao lại gọi là cây "ma làng" thì vị Trưởng thôn cho biết: Từ thời xa xưa, các cụ đã đặt biệt danh cho cây này như vậy, rồi truyền tai nhau cho con cháu nghe. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt, cây sanh vẫn đứng hiên ngang, vững chãi, sinh trưởng tốt và tỏa bóng mát cho dân làng. Vì vậy, chỉ cần nhắc đến tên cây "ma làng" là người dân quanh vùng đều biết.

Còn vì sao lại gọi là cây "ma làng" thì vị Trưởng thôn cho biết: Từ thời xa xưa, các cụ đã đặt biệt danh cho cây này như vậy, rồi truyền tai nhau cho con cháu nghe. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt, cây sanh vẫn đứng hiên ngang, vững chãi, sinh trưởng tốt và tỏa bóng mát cho dân làng. Vì vậy, chỉ cần nhắc đến tên cây "ma làng" là người dân quanh vùng đều biết.

 “Cũng theo khảo nghiệm, phân tích của viện Khoa học bảo vệ môi trường thiên nhiên Việt Nam thì cây sanh này có tuổi đời khoảng 800 năm tuổi chứ dân chúng trong làng cũng không nắm rõ được tuổi đời của cây này. Cụ lớn tuổi trong làng đã hơn 90 tuổi cũng chỉ biết sinh ra đã có gốc cây cổ thụ sừng sững ở đây rồi”, vị Trưởng thôn nói.

 “Cũng theo khảo nghiệm, phân tích của viện Khoa học bảo vệ môi trường thiên nhiên Việt Nam thì cây sanh này có tuổi đời khoảng 800 năm tuổi chứ dân chúng trong làng cũng không nắm rõ được tuổi đời của cây này. Cụ lớn tuổi trong làng đã hơn 90 tuổi cũng chỉ biết sinh ra đã có gốc cây cổ thụ sừng sững ở đây rồi”, vị Trưởng thôn nói.

Ở thời bình thì cây sanh gắn liền với biết bao tuổi thơ của nhiều thế hệ, là chỗ chơi của đám nhỏ trong làng và là chỗ nghỉ chân của người nông dân mỗi trưa hè. Còn vào thời chiến, gốc cây sanh là nơi tránh bom đạn của tất cả người dân xã Hợp Hòa.

Ở thời bình thì cây sanh gắn liền với biết bao tuổi thơ của nhiều thế hệ, là chỗ chơi của đám nhỏ trong làng và là chỗ nghỉ chân của người nông dân mỗi trưa hè. Còn vào thời chiến, gốc cây sanh là nơi tránh bom đạn của tất cả người dân xã Hợp Hòa.

"Nghe các cụ kể lại rằng, thời kỳ giặc Pháp xâm lược, chúng càn quét làng mạc, đốt nhà, đốt cây ở khu vực ngoài nhưng đến đầu làng có cây sanh thì lại quay về. Cây như vị thần hộ mệnh, bảo vệ sự bình yên cho làng", ông Luyện kể lại.

"Nghe các cụ kể lại rằng, thời kỳ giặc Pháp xâm lược, chúng càn quét làng mạc, đốt nhà, đốt cây ở khu vực ngoài nhưng đến đầu làng có cây sanh thì lại quay về. Cây như vị thần hộ mệnh, bảo vệ sự bình yên cho làng", ông Luyện kể lại.

Bí ẩn cây "ma làng" hơn 800 tuổi ở Hoà Bình - 11

Trải qua thời gian, thân cây sần sùi và là môi trường sinh sống của nhiều loại cây dây leo.

Trải qua thời gian, thân cây sần sùi và là môi trường sinh sống của nhiều loại cây dây leo.

Được biết, địa điểm cây sanh còn được nhiều đạo diễn chọn làm bối cảnh quay phim điện ảnh về làng quê Việt Nam như: Ma làng; Đàn trời; Ma làng 10 năm sau...

Được biết, địa điểm cây sanh còn được nhiều đạo diễn chọn làm bối cảnh quay phim điện ảnh về làng quê Việt Nam như: Ma làng; Đàn trời; Ma làng 10 năm sau...

Nguồn: [Link nguồn]

Bí ẩn bào thai giấu giữa 2 chân xác ướp vị giám mục ở thế kỷ 17

Nghiên cứu mới đây đã giúp khám phá sự thật đằng sau bào thai được đặt giữa hai chân của xác ướp vị giám mục nổi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hữu Thắng ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN