Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại

Sự kiện: Du lịch Trung Quốc

Đường hầm này khiến cho mọi người kinh ngạc khi biết rằng người xưa thông thái tới mức tạo ra một công trình vĩ đại như vậy.

Có một danh lam thắng cảnh ở biên giới Ninh Hạ và Nội Mông, Trung Quốc, được phát hiện có nhiều di tích cổ đại còn sót lại như kho đạn, giếng nước, hầm chứa quanh co như mê cung. Đây là nơi có thể vừa tấn công, phòng thủ và rút lui của quân lính ngày trước.

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 1

Danh thắng này có tên là Thủy Động Câu, nằm ở thị trấn Lâm Hà, thành phố Linh Vũ, Ninh Hạ, ở ngã 3 thành phố Ordos, Nội Mông, cách thành phố Ngân Xuyên 19 km, cách thành phố Linh Vũ 30 km. Đây là điểm du lịch cấp 5A quốc gia và được xếp hạng là 1 trong 35 điểm thu hút khách du lịch lớn nhất trong nước, 100 danh lam thắng cảnh huyền diệu ở Tây Bắc Trung Quốc và 50 danh lam thắng cảnh ở sông Hoàng Hà.

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 2

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 3

Khu thắng cảnh Thuỷ Động Câu bao gồm một số điểm tham quan chính như bảo tàng di tích, làng Shuidonggou, thung lũng Luhua, hồ Hồng Sơn, đồng cỏ Mujiale, Vạn Lý Trường Thành… Đồng thời đây cũng từng là địa điểm quay nhiều bộ phim cổ trang nổi tiếng.

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 4

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 5

Trước đây nơi này là một đường hầm phòng thủ được xây dựng từ thời nhà Minh, có lịch sử hơn 500 năm. Đây là một trong những hệ thống phòng thủ quân sự 3 chiều hoàn chỉnh nhất có liên quan tới Vạn Lý Trường Thành.

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 6

Thuỷ Động Câu toạ lạc bên trên một hẻm núi ngoằn ngoèo, dài khoảng 3 km, đường hầm cao 2 m, rộng 1 m, giống như một mê cung. Bên trong được chia thành nhiều khu vực riêng biệt phục vụ cho từng nhu cầu như kho vũ khí, kho lương thực, chỗ sinh hoạt nấu nướng cũng có… Nếu đi bộ bên trong, du khách sẽ cảm nhận được nơi này rất ngoạn mục.

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 7

Ngày nay, nơi này trở thành một địa điểm du lịch nên bên trong được trang bị nhiều đèn. Đèn bên trong đường hầm mờ ảo, có nhiều cạm bẫy, xương cốt… được giữ nguyên nên rất rùng rợn. Tính tới thời điểm hiện tại, đường hầm này được khai quật 2 lần, hang số 1 và số 2 hiện đang mở cửa, ngoài nhiều vũ khí, cung tên, đạn dược, nhiều đồ dùng hằng ngày cũng đã được khai quật.

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 8

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 9

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 10

Tại sao nhà Minh lại xây dựng đường hầm Thuỷ Động Câu ở đây? Vì nơi này là khu vực biên giới vào thời nhà Minh, thường xuyên có người bên ngoài xâm phạm vào, nên người ta đã cho xây dựng một số công trình như Vạn Lý Trường Thành, pháo đài Hồng Sơn và đường hầm Thuỷ Động Câu ở đây để tạo thành hệ thống phòng thủ quân sự 3 chiều. Binh lính có thể bảo toàn sức lực, chờ đợi thời cơ để tấn công tại khu vực này.

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 11

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 12

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 13

Bên trong đường hầm bí ẩn từng là nơi phòng thủ, tấn công của binh lính Trung Quốc cổ đại - 14

Thuỷ Động Câu khiến cho mọi người kinh ngạc trước sự thông thái của người xưa, đến hơn 500 năm sau nó vẫn còn nguyên vẹn. Nếu là một người quan tâm đến lịch sử và các vấn đề quân sự của Trung Quốc cổ đại, du khách có thể đến đây để xem binh lính ngày xưa chiến đấu như thế nào.

Nguồn: [Link nguồn]

Hóa ra người Trung Quốc cổ đại đã ướp xác như thế này, khiến thi thể 2000 năm không thối rữa

Người ta suy luận có 6 yếu tố khiến cho thi thể không bị phân hủy trong suốt hàng nghìn năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Du lịch Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN