Bên trong địa đạo Củ Chi được đề nghị là Di sản thế giới
Hệ thống đường hầm phức tạp, bí ẩn dài hơn 200 km ở Củ Chi sẽ được trình lên UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng xin ý kiến chủ trương lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi vào danh mục Di sản thế giới.
Theo UBND thành phố, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật: là công trình khoa học quân sự, chứng tích lịch sử tiêu biểu và ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, địa đạo Củ Chi có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, trong truyền bá kiến thức quân sự, khoa học kiến trúc và là một trong những địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn.
Với những giá trị trên, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Mô hình hệ thống hầm ở địa đạo Củ Chi. Hệ thống hầm là công trình khoa học quân sự gồm hệ thống hầm nhân tạo dài hơn 200 km, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Đây là nơi để quân đội trú ẩn, sinh sống, họp hội và chứa vũ khí chiến tranh.
Du khách tham quan địa đạo Củ Chi vào sáng 9-9. Hằng năm, địa đạo củ Chi đón hàng ngàn lượt khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Tháng 12-2015, Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và tính sáng tạo.
Anh La Văn Hoạch (hướng dẫn viên) mô phỏng cách chui qua cửa hầm dẫn vào địa đạo. Cửa hầm được thiết kế vừa với thân hình bộ đội Việt Nam, cửa được ngụy trang trên mặt đất rất kỹ.
Ngày nay, để thuận tiện cho khách tham quan hầm, nơi đây đã cho xây dựng lối vào có bậc thang rộng rãi hơn.
Hệ thống hầm với cấu trúc 2 đến 3 tầng thông nhau, chịu được các loại bom có sức công phá cao.
Lỗ thông hơi được ngụy trang như hình một ụ mối. Trên suốt chiều dài của tất cả các đường hầm đều có khoét những lỗ thông hơi và thông gió bí mật, thông lên trên mặt đất và được ngụy trang rất kín đáo.
Du khách tham quan các loại bẫy chông tự tạo.
Trong chiến tranh, cạm bẫy của Việt Nam là những vũ khí thô sơ tự chế nhưng vô cùng nguy hiểm. Những loại chông như chông kẹp nách, chông bẫy cọp, chông đinh sắt, chông trục xoay... đều khiến cho quân thù khiếp sợ.
Nhà công binh xưởng.
Địa đạo Củ Chi không chỉ là công sự, là hầm trú ẩn mà còn đóng vai trò công binh xưởng, cung cấp vũ khí, trang thiết bị chiến tranh nhằm tiêu diệt quân thù.
Ngoài binh công xưởng, trong địa đạo còn có đầy đủ nhà ăn tập thể, bếp tập thể, nhà cứu thương, xưởng may mặc đồ quân dụng và dân sự.
Bếp Hoàng Cầm với hệ thống thông khói theo từng ụ, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao, cũng như ở gần.
Nơi đây còn lưu giữ vô số những hiện vật chiến tranh như bom pháo, đạn dược, khí tài quân sự.
Máy bay vận tải C-130.
Hồ Na Hang, quần thể hang Động Tiên, thác Bản Ba, suối khoáng nóng Mỹ Lâm là những điểm đến hấp dẫn du khách ở Tuyên...
Nguồn: [Link nguồn]