Bảo tháp Boudhanath – Kì quan linh thiêng trên đất phật Nepal
Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và Nepal kính khánh nguyện hoặc lễ lạy sát đất.
Vào năm 1979, Boudhanath đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Bảo tháp Boudhanath nhìn từ bên ngoài.
Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Kathmandu, thuộc về phía Đông của trung tâm thành phố. Bảo tháp Boudhanath cao 36 mét và tồn tại từ thế kỷ thứ V. Bảo tháp Boudhanath được cho là được xây dựng trên tuyến đường thương mại cổ đại từ Nepal đến Tây Tạng, tại địa điểm mà các thương nhân hay dừng chân để nghỉ ngơi và cầu nguyện.
Theo Truyền thuyết kể lại: “Có một người phụ nữ xin vua hiến đất để xây dựng một bảo tháp. Nhà vua hứa sẽ cho cô một khu đất rộng trong phạm vi bao phủ của một tấm da trâu. Và người phụ nữ ấy đã cắt một miếng da trâu thành các sợi mỏng và nối chúng lại với nhau. Rồi dùng sợi dây đó để kéo thành vòng tròn bao lấy một khu đất rộng lớn. Giữ đúng lời hứa, nhà vua đã cấp khu đất đó để xây dựng bảo tháp. Bảo tháp ấy chính là bảo tháp Boudhanath. Và trong tháp đó có chứa hài cốt của một nhà hiền triết”.
Boudhanath là một trong những ngôi tháp lớn nhất thế giới. Ngôi tháp có đường kính trên 100 mét và chiều dài từ bức tường này đến bức tường kia gần bằng chiều dài của một sân bóng đá.
Bên trong bảo tháp.
Ngôi tháp được cấu trúc theo mô hình các hình vuông và hình tròn đan xen nhau. Mỗi phần của ngôi tháp đều có ý nghĩa biểu trưng nhất định. Ở phần trên của thân tháp có hình đôi mắt của Đức Phật rất lớn, và được vẻ trên cả bốn phía của ngọn tháp. Phần giữa của đôi mắt còn có thêm chữ số "Một" (theo tiếng Nepali), với ý nghĩa biểu tượng cho sự hợp nhất. Phía trên của đôi mắt là hình tượng con mắt thứ ba, biểu trưng cho trí tuệ giác ngộ, trí tuệ nhờ tu tập nội quán mà có được. Bên trên phần thân tháp hình vuông là đỉnh tháp với hình kim tự tháp có mười ba bậc, biểu trưng cho lộ trình tu tập dẫn đến sự giác ngộ, giải thoát. Và trên đỉnh tháp là một mái vòm mạ vàng, bên trên đó là hình chóp nón mạ vàng. Cái lọng ở trên đỉnh tháp là biểu tượng của hoàng gia.
Viền quanh ngôi tháp còn có 108 hình tượng hóa thân của Bồ-tát Quan Thế Âm, vị Bồ-tát gắn liền với lịch sử của ngôi bảo tháp. Những luân xa cầu nguyện xung quanh ngôi tháp cũng được khắc câu thần chú của Bồ-tát Quan Thế Âm, Om Mani Padme Hum.
Một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức ở Boudhanath là lễ Losar, lễ đón mừng năm mới của người Tây Tạng, thường rơi vào tháng Hai. Vào mùa lễ hội Losar, bảo tháp Boudhanath thường thu hút hàng chục ngàn khách hành hương. Sau năm 1959, nhiều người dân Tây Tạng đã đến định cư ở khu vực xung quanh bảo tháp Boudhanath. Và ngày nay, cộng đồng người Tây Tạng phát triển khá lớn mạnh ở khu vực lân cận bảo tháp Boudhanath tại Kathmandu, cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng, nhiều tu viện và các trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng được thành lập.
Tượng Phật trong bảo tháp.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để thăm bảo tháp Boudhanath là vào lúc hoàng hôn, khi hàng trăm tín đồ đi nhiễu thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ xung quanh bảo tháp, cùng nhau trì chú và quay bánh xe cầu nguyện khi họ đi qua chúng để phát ra những lời cầu nguyện. Nhiều khách hành hương thực hiện sự cung kính theo truyền thống của họ xung quanh ngôi bảo tháp, họ quỳ