Bảo tàng rùng rợn lưu giữ 1 phần bộ não Einstein

Sự kiện: Du lịch Châu Âu

Bảo tàng y học nổi tiếng nhất của Mỹ là nơi lưu giữ phần còn lại của bộ não Einstein.

Nằm bên trong trụ sở Đại học Philadelphia, Bảo tàng Mutter có một loạt các hiện vật y tế rùng rợn và gây tò mò.

Bảo tàng rùng rợn lưu giữ 1 phần bộ não Einstein - 1

Bảo tàng bắt đầu ra mắt công chúng vào năm 1858. Ở đây trưng bày bộ xương của người đàn ông cao nhất Bắc Mỹ và bộ xương của Harry Eastlack, người đã chết vì Fibrodysplasia Ossificans Progressiva - một chứng bệnh rối loạn cực kỳ hiếm gặp, trong đó mô liên kết mềm bị nứt ra, khiến cơ thể bị đóng băng một cách đau đớn ở trạng thái bất động.

Trong số bộ sưu tập phong phú, có một thứ trông giống như những sợi tảo bẹ, hoặc những mảnh vỏ cây. Nhưng thực tế, chúng có chứa những mảnh ghép từ bộ não của nhà khoa học nổi tiếng nhất thế kỷ XX: Albert Einstein.

Bảo tàng rùng rợn lưu giữ 1 phần bộ não Einstein - 2

Khi Einstein mất, cơ thể của ông ấy đã được hỏa táng, tro cốt của ông nằm tại một điểm bí mật trên sông Delaware. Tuy nhiên, một nhà khoa học đã làm nhiệm vụ vào đêm Einstein qua đời ở Princeton, New Jersey, ông muốn giữ bộ não của nhà vật lý vĩ đại tránh xa ngọn lửa để có thể nghiên cứu.

Nhà khoa học đó tên là Thomas Harvey. Ông đã bị gia đình và người đại diện của Einstein phát hiện, nhưng cuối cùng họ cho phép Thomas Harvey giữ bộ não, miễn là ông chỉ sử dụng nó vào mục đích nghiên cứu khoa học.

Bảo tàng rùng rợn lưu giữ 1 phần bộ não Einstein - 3

Lúc đầu, các nhà khoa học phân tích các phần của chất xám và không thấy gì bất thường, nhưng đến những năm 1980, một số nghiên cứu đã nhận thấy các đặc điểm hấp dẫn trong các lĩnh vực liên quan đến xử lý hình ảnh, toán học và không gian trong bộ não. Hóa ra là khe nứt Sylvian trên bộ não của Einstein ngắn hơn mức trung bình, trong khi thùy đỉnh của ông rộng hơn một chút và thùy đỉnh bên trái giàu tế bào thần kinh đệm hơn.

Tuy nhiên, bộ não của Einstein chưa bao giờ hoàn toàn giải thích được cho sự xuất chúng của ông, vì chúng ta không biết điều gì đến trước: Einstein là thiên tài vì bộ não của ông ấy, hay bộ não đặc biệt vì ông ấy là một thiên tài? Thật khó để biết, đặc biệt là không có nhiều bộ não khác như Einstein để nghiên cứu. Điều đáng tiếc là bộ não đặc biệt này không được bảo quản ở điều kiện tốt nhất và nhiều cuộc hành trình vòng quanh đất nước của Harvey khiến nó không còn tốt để nghiên cứu.

Bên cạnh những vật phẩm kỳ lạ ở trên, bảo tàng còn là nơi trưng bày hơn 2000 đồ vật khác như những thứ được lấy ra từ cổ họng con người do Chevalier Jackson, bác sĩ thanh quản vĩ đại nhất thế giới sưu tầm. Ngoài ra còn có các bộ xương song sinh dính liền được trưng bày một cách tinh vi; "Soap Lady", một xác chết được khai quật từ những năm 1800 khác thường với chất sáp hình thành xung quanh nó trong quá trình phân hủy; và đủ các mô hình chi tiết đến kinh hoàng, thậm chí cả các bào thai người được bảo quản qua vài chục năm.

Bảo tàng rùng rợn lưu giữ 1 phần bộ não Einstein - 4

Bảo tàng rùng rợn lưu giữ 1 phần bộ não Einstein - 5

Bảo tàng rùng rợn lưu giữ 1 phần bộ não Einstein - 6

“Ngượng chín mặt” khi thăm bảo tàng nhạy cảm ở New York

Nơi đây ẩn chứa rất nhiều những thứ kì quái về tình dục khiến khách tham quan phải e dè.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Trang (Theo Atlasobscura) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Âu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN