Bảo tàng kỳ dị chứa gần 10.000 chiếc đầu lâu
Bảo tàng chứa rất nhiều đầu lâu đến mức người ta suy đoán đây là bộ sưu tập đầu lâu cổ đại lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, bộ sưu tập cũng bao gồm hàng trăm đồ gốm cổ và tượng đá.
Bảo tàng Nhân chủng học Lima, Peru nổi tiếng với hàng nghìn chiếc đầu lâu thon dài của con người.
Bảo tàng cung cấp một cái nhìn tổng thể toàn diện về lịch sử văn hóa của Peru, từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Bảo tàng cũng đóng vai trò là trung tâm hành chính của Hệ thống Bảo tàng Nhà nước Quốc gia. Kể từ khi thành lập, bảo tàng không chỉ trưng bày những phát hiện khảo cổ học quan trọng mà còn là một địa điểm nghiên cứu và học tập. Bộ sưu tập ở đây bao gồm hàng chục nghìn đồ vật, công cụ và công nghệ bằng gốm, dệt, đá, kim loại và gỗ. Nó cũng chứa hơn 2.000 dụng cụ và những gì còn sót lại của con người cổ đại. Đặc biệt, nó có chứa hơn 10,000 hộp sọ được xếp với nhau chặt chẽ trong phòng trưng bày Dấu tích Con người của bảo tàng.
Những hộp sọ này thuộc về những người bản địa đã sống ở Peru từ sớm nhất là 12.000 năm trước Công nguyên. Họ đã để lại cho các nhà khảo cổ học Peru những hộp sọ người tiền sử hàng nghìn năm tuổi để nghiên cứu.
Có lẽ điều thú vị nhất trong số 10.000 đầu lâu của bảo tàng là bộ sưu tập Paracas, được biết đến trên toàn thế giới với hình dạng đầu kéo dài. Những chiếc đầu lâu kỳ lạ này có phần trán cao gấp nhiều lần người bình thường, mà nhiều nhà khảo cổ nghi ngờ đây là kết quả của việc buộc chặt vải hoặc hai miếng gỗ quanh đầu để thể hiện địa vị ưu tú trong xã hội.
Cuộc tranh luận về việc liệu hình dạng thon dài của những chiếc đầu lâu có xuất phát từ nguồn gốc văn hóa, di truyền hay có lẽ là người ngoài hành tinh khiến bộ sưu tập Paracas trở thành một trong những điểm thu hút chính của bảo tàng và gây nhiều tranh cãi.
Bộ sưu tập hài cốt người tại đây bao gồm khoảng 15.500 vật phẩm, bao gồm các bộ xương hoàn chỉnh, hộp sọ và các bộ phận khác trên cơ thể.
Những nơi bị bỏ hoang ở Nhật Bản đã trở thành nỗi sợ trong tiềm thức của nhiều người bản xứ.
Nguồn: [Link nguồn]