Bạn đã biết gì về cây sanh cổ thụ ở quảng trường Quốc học Huế?

Đó là một cây sanh cổ thụ tầm 70-80 năm tuổi, tán rộng, nằm cạnh quảng trường Quốc học Huế. Nhiều người ghé chụp ảnh, ngồi dưới gốc cây nghỉ mát nhưng chưa chắc đã biết về cây sanh này.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, quảng trường Quốc học ở đường Lê Lợi, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) tấp nập du khách thập phương đến chiêm ngưỡng cặp linh vật rồng.

Cạnh đó, cây sanh cổ thụ được điểm xuyến bằng những sợi dây băng màu đỏ, tung bay trong gió khiến cho khung cảnh nơi đây càng trở nên yên bình bởi thiên nhiên hòa quyện. Bên dưới tán cây sanh rộng lớn, Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế bố trí dãy ghế uốn lượn bao quanh gốc cây để tạo chỗ ngồi nghỉ cho du khách.

Cây sanh cổ thụ ở quảng trường Quốc học. Ảnh: FB Phan Thiên Định.

Cây sanh cổ thụ ở quảng trường Quốc học. Ảnh: FB Phan Thiên Định.

Nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng trước sự to lớn của cây sanh này bởi nó như một mái nhà mà những tia nắng khó có thể xuyên qua, hạt mưa mùa Xuân cũng khó bề rớt xuống làm ướt áo du khách.

Nhưng cây sanh này được trồng khi nào? Ai trồng? là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cây sanh (có tên khoa học là Ficus benjamina L.) hay còn gọi là cây xanh, cây gừa... là thực vật thuộc họ dâu tằm. Đây là một loại cây cảnh bonsai được trồng khá phổ biến trên thế giới, nhất là các vùng ở châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.

Ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế, nói rằng cây này có dạng hình mâm xôi, tán rộng chừng 25 m, thân cây có đường kính gần 2 m và trở thành điểm "check in" cho du khách cũng như chỗ nghỉ ngơi của những người tản dọc sông Hương.

Cây sanh được điểm xuyến bằng những sợi dây màu đỏ tạo cảnh trong dịp Tết. Ảnh: FB Phan Thiên Định.

Cây sanh được điểm xuyến bằng những sợi dây màu đỏ tạo cảnh trong dịp Tết. Ảnh: FB Phan Thiên Định.

"Nó đã có tuổi đời hơn 70 năm. Lúc trước dưới gốc cây có nhiều tượng điêu khắc, cây bụi nhếch nhác và chúng tôi đã di dời chúng đi chỗ khác để lắp dãy ghế cho du khách ngồi nghỉ. Cây này nằm ở công viên, có không gian rộng nên phát triển mạnh. Chúng tôi phải chăm sóc, cắt tỉa thì cây mới có hình dáng như vậy" - ông Quý nói.

Cây sanh nhìn từ xa.

Cây sanh nhìn từ xa.

Theo ông Quý, ở TP Huế hiện còn một vài cây sanh, trong đó cây sanh trên đường Nguyễn Trường Tộ có tuổi đời khá cao nhưng vì nằm ở vỉa hè nên "tướng tá" không "vạm vỡ" so với cây ở quảng trường Quốc học.

Trở thành chỗ nghỉ ngơi, ngắm cảnh, check in.

Trở thành chỗ nghỉ ngơi, ngắm cảnh, check in.

Theo ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế, trong ngôi nhà Huế truyền thống, vườn là cấu thành quan trọng không thể thiếu. Người Huế xem cây trong vườn nhà như một thực thể sống với đầy đủ các cảm nhận, cảm xúc. Khi chủ nhà qua đời, người ta thắt khăn tang cho cây cối trong vườn như con cháu trong nhà.

Cây sanh có tán hình mâm xôi.

Cây sanh có tán hình mâm xôi.

Tương tự như vậy, cây trong thành phố cũng được người dân ứng xử với tinh thần đó. Huế là vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều của bão, cây nào vượt qua, trụ được để trưởng thành là điều rất quý. Như gốc cây sanh quảng trường Quốc học, sau hàng chục năm đã lộng lẫy.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa có quyết định công nhận cây bàng hơn 100 tuổi (tên khoa học là Terminalia Catappa L) nằm trong khuôn viên Trường THCS thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là cây Di sản Việt Nam.

Cây bàng vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây bàng vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Thân chính của cây bàng có đường kính khoảng 1,4 m, chu vi 4,49 m. Cây có hệ thống rễ to, dài chạy nổi trên mặt đất, tán cây rất lớn đủ để che nắng cho 200 em học sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ngày cận kề cái Tết Nguyên đán, nhiều người dân cũng như du khách đã xúng xính váy áo đến dọc hai bờ sông Hương để tham quan, chụp ảnh trong không gian rực rỡ màu sắc Tết đến Xuân về.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Nhật ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN