9 công trình kiến trúc vô cùng ngoạn mục ở Trung Đông
Những điểm đến ở Trung Đông ngày nay đang thu hút rất nhiều khách du lịch trên thế giới.
1. Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo (Quatar)
Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo , nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Hồi giáo lớn nhất trên thế giới được thiết kế giống như những khối lập phương xếp chồng lên nhau. Kiến trúc sư Ieoh Ming Pei, 91 tuổi vào thời điểm đó, đã nghỉ hưu và đi khắp Trung Đông trong sáu tháng để lấy cảm hứng thiết kế tòa nhà này.
Bảo tàng rộng gần 46.450m2 trên hòn đảo nhỏ Doha, Qatar. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2005 và kết thúc vào năm 2008. Tổng chi phí, bao gồm bảo tàng, bán đảo và công viên xung quanh khoảng 47,7 triệu USD (khoảng hơn 1000 tỷ VNĐ).
2. Công viên giải trí trong nhà Ferrari World (UAE)
Nằm trên một hòn đảo sầm uất có một công trình kiến trúc hình tam giác khổng lồ có màu đỏ tươi, là công viên trong nhà lớn thứ 2 trên thế giới. Nó có kích thước tương đương với 7 sân bóng đá và có 21 trò chơi. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 11 năm 2008, hoàn thành trong 2 năm và tiêu tốn 40 tỷ USD (Tương đương hơn 920 nghìn tỷ VNĐ).
3. Tháp Cayan, Dubai (UAE)
Tòa tháp Cayan 80 tầng giống như một vòng xoáy đô thị với kiến trúc độc đáo. Tòa tháp hình xoắn ốc cao nhất thế giới với chiều cao 330m không có cột trụ nào trong tòa nhà, khiến nó gần như không có cảm giác về ánh sáng và không gian. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2006 và hoàn thành vào năm 2013, với chi phí 272 triệu USD (hơn 6000 tỷ VNĐ)
4. Burj Khalifa, Dubai (UAE)
Nhìn từ xa, Burj Khalifa như xé toạc bầu trời. Lấy cảm hứng từ Tower Palace Three, một tòa nhà dân cư ở Seoul, tòa nhà 163 tầng Burj Khalifa là một điểm thu hút khách du lịch. Nó cũng có một trong những quán bar cao nhất thế giới – At.mosphere Bar and Lounge trên tầng 122.
Ở độ cao 830m, dự án Burj Khalifa trị giá 1,5 tỷ đô la (Tương đương với gần 35.000 tỷ VNĐ) nằm ở trung tâm của khu phức hợp có tên là Downtown Dubai. Khu phức hợp bao gồm Dubai Mall, trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 1 năm 2004 và tòa nhà chính thức được khai trương vào năm 2010, sau một thời gian trì hoãn do khủng hoảng tài chính.
5. Tháp Abraj Al Bait, Mecca (Ả Rập Saudi)
Khu phức hợp được gọi là Tháp Abraj Al Bait (hay còn gọi là Tháp Đồng hồ của Khách sạn Hoàng gia Mecca) trước Kaaba ở Mecca, địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi. Tháp chính lớn hơn Tháp Elizabeth của London và có đài quan sát bên dưới đồng hồ, cũng như phòng cầu nguyện có thể chứa tới 10.000 người.
6. Bảo tháp Muscat (Oman)
Tháp Muscat được người dân địa phương cũng như du khách ưu ái hơn bởi sự hòa hợp giữa công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh. Dưới chân tháp là khách sạn với những khu vườn rộng lớn. Trung tâm của khách sạn là sảnh có mái che cao 12m, tạo cảm giác như một chiếc lều khổng lồ của người Bedouin giữa sa mạc.
Khu vực lễ tân giống như một pháo đài của Oman. Nội thất được bài trí theo phong cách tối giản và hiện đại. Khách sạn có 160 phòng, chiếm diện tích hơn 8360m2. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2003 và thiết kế lại vào năm 2007, cải tạo lần cuối vào năm 1010.
7. Ngân hàng Muscat (Oman)
Ngân hàng Muscat, ngân hàng lớn nhất của Oman, có một trụ sở tuyệt đẹp, là sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và Hồi giáo. Nó được thiết kế bởi công ty tư vấn thiết kế và kỹ thuật từng đoạt giải thưởng thiết kế danh giá Atkins với cả tính thẩm mỹ và chức năng.
Thiết kế nội thất nhằm thay đổi cách mọi người làm việc, với khu vực chỗ ngồi đầy màu sắc và lối đi bằng kính khiến nó trông giống một khuôn viên trường đại học thời thượng hơn là một ngân hàng. Tòa nhà văn phòng rộng 32.500m2 mất 2 năm để xây dựng, khởi công từ đầu năm 2009.
8. Trung tâm Thương mại Thế giới (Bahrain)
Vương quốc Bahrain nhỏ bé là nơi có một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất khu vực. Bao gồm hai tòa tháp được nối với nhau bằng ba cây cầu trên bầu trời, Trung tâm Thương mại Thế giới là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới có tua-bin gió được tích hợp vào thiết kế của nó.
Tòa nhà hình cánh buồm có thể tạo ra điện nhờ sức gió. Công trình được động thổ vào năm 2004 và phải mất 4 năm để xây dựng với 50 tầng, cao 240m.
9. Trung tâm Nghiên cứu dầu khí King Abdullah (Ả Rập Saudi)
Trung tâm nghiên cứu dầu mỏ King Abdullah được thiết kế bởi kiến trúc sư người Iraq quá cố từng đoạt giải thưởng Zaha Hadid.
Lớp tường bao màu xám trắng của công trình nổi lên như một dạng tinh thể ở giữa sa mạc. Thiết kế này vô cùng linh hoạt, làm cho tòa nhà mở rộng và biến đổi liên tục. Bên dưới lớp vỏ thép khổng lồ, những khoảng sân có mái che giúp bảo vệ các nhà khoa học khỏi cái nóng. Công trình này có diện tích hơn 65.000m2 và được phát triển bởi Aramco, công ty năng lượng lớn nhất thế giới.
Nguồn: [Link nguồn]