7 điều thú vị về ngày đầu tiên của năm mới

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Ăn nho hoặc mặc đồ lót màu đỏ sẽ mang lại may mắn hay nơi đón năm mới sớm và muộn nhất cách nhau không quá xa là những điều thú vị về ngày đầu tiên của năm mới.

Người La Mã khai sinh ra ngày năm mới 1/1

Hơn 4 nghìn năm trước, nền văn minh cổ Babylon tổ chức Năm mới của họ vào kỳ Trăng non đầu tiên sau Điểm xuân phân. 

7 điều thú vị về ngày đầu tiên của năm mới - 1

Mãi đến năm 45 trước Công nguyên khi khi Julius Caesar thực hiện những cải cách về lịch La Mã mới xuất hiện ngày 1/1 và coi đây là ngày đầu tiên của năm mới. Người La Mã cổ đại kỷ niệm ngày này với các lễ tế thần Janus, vị thần khởi nguyên của La Mã . Vị thần này có 2 gương mặt, một cái nhìn về quá khứ và cái kia hướng đến tương lai. Đó cũng lý do tại sao Julius Caesar chọn vị thần này đặt tên cho tháng Giêng

Nụ hôn nửa đêm giao thừa

Khi nói đến các bữa tiệc cuối năm, người La Mã đã tham gia vào ngày đông chí và tổ chức các bữa tiệc để tôn vinh thần Saturn. Lễ hội được tổ chức vào tháng 12)và nụ hôn lúc nửa đêm theo truyền thống được cho là mang lại may mắn ở Anh và Đức.

Đón bạn bè vào nhà được gọi là bước chân đầu tiên, cũng là một phần truyền thống ở Scotland. Hành động này được cho là mang lại may mắn, đó cũng có lẽ là lúc nụ hôn bắt đầu.

Văn hóa dân gian Đức cũng duy trì niềm tin rằng khi chào đón năm mới, cặp đôi trao nhau nụ hôn sẽ có một mối quan hệ bền vững và ngọt ngào trong năm mới.

Sâm panh trở thành truyền thống năm mới nhờ quảng cáo

7 điều thú vị về ngày đầu tiên của năm mới - 2

Rượu sâm panh bắt đầu trở nên phổ biến trong thế kỷ 19 dành cho tầng lớp quý tộc giàu có. Vào những ngày đó, kỹ thuật đóng chai mới đã làm cho rượu vang có giá cả phải chăng hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để uống loại rượu này. Vì vậy, các nhà sản xuất đã bắt đầu tiếp thị rượu sâm panh như một món quà đặc biệt cho các sự kiện lớn.

Những quảng cáo lớn nhỏ về sâm panh ở Pháp vào dịp Giáng sinh và năm mới đã khiến loại rượu này ngày càng phổ biến và dần trở thành truyền thống cho giờ phút đón năm mới.

12 quả nho cho 12 tháng may mắn

Những giây phú đầu tiên của năm mới, người Tây Ban Nha nắm trong tay mười hai quả nho xanh. Mỗi trái nho được cho là đại diện cho mỗi tháng trong năm. Với mỗi tiếng chuông đồng hồ lúc nửa đêm, người Tây Ban Nha ăn một quả nho để mang lại một tháng may mắn trong năm mới. Đó là một cuộc “chạy đua” để nuốt tất cả mười hai trái nho trước khi đồng hồ ngừng kêu! Các tài liệu lưu trữ cho thấy truyền thống ẩm thực này đã diễn ra ít nhất từ ​​năm 1880.

Người dân tại Philippines cũng có truyền thống chào đón năm mới tương tự như Tây Ban Nha đó là ăn những món ăn có hình tròn. Họ thường ăn 12 loại hoa quả hình tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm.

Đón giao thừa với quần áo lót màu đỏ

7 điều thú vị về ngày đầu tiên của năm mới - 3

Nếu bạn không thích nho, áo lót màu đỏ thẫm cũng được cho là sẽ mang lại may mắn khi giao thừa. Từ Ý, Tây Ban Nha đến Bolivia và nhiều quốc gia khác, phong tục mặc quần áo lót màu đỏ vào ngày 31 tháng 12 rất phổ biến. Người Nam Mỹ cho rằng, vận may của bạn trong năm tới được quyết định bởi màu sắc của đồ lót. Bạn có thể chọn trang phục lót từ quần đùi, áo ngực cho đến tất chân.

Một tháng có 2 ngày năm mới

Người Nga ăn mừng năm mới hai lần, một lần vào ngày 1 tháng Giêng và sau đó một lần nữa vào ngày 14 tháng Giêng.

Mặc dù Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga chính thức áp dụng lịch Gregorian vào năm 1918, Giáo hội Chính thống Nga vẫn tiếp tục sử dụng lịch Julian. Năm mới ở đây đã trở thành ngày lễ được tổ chức bởi cả hai lịch.

Quốc gia đón năm mới sớm và muộn nhất

Với múi giờ GMT +13, Tonga sớm hơn 6 tiếng so với Việt Nam (GMT+7). Nơi đây còn được mệnh danh là đất nước mặt trời mọc, bởi mỗi ngày đều được đón ánh mặt trời đầu tiên của ngày mới.

Trong khi đó, Đảo Baker và Đảo Howland (Mỹ) sẽ đón năm mới muộn nhất với múi giờ GMT-12, tuy nhiên vì nơi đây không có người dân sinh sống. Lễ đón năm mới muộn nhất trên thế giới được tính cho American Samoa (GMT-11), một lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương, cách Samoa đã đón năm mới 25 tiếng trước khoảng 200km về hướng Đông Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Phong tục đón giao thừa ‘có một không hai’ ở các nước trên thế giới

Mỗi quốc gia có tập tục đón giao thừa khác nhau với những điều độc đáo thú vị.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Mai ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN