5 bộ lạc kỳ lạ nhất hành tinh, vẫn còn tồn tại trong thế kỷ 21
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, trên thế giới vẫn còn một số bộ lạc sống tách biệt với cuộc sống hiện đại.
Trên thế giới vẫn còn một số bộ lạc sống ẩn dật, họ không quan tâm tới phần còn lại của thế giới. Có lẽ đó là cách để họ giữ được bản sắc và truyền thống lâu đời của mình để không bị đồng hóa.
Dưới đây là 5 bộ lạc kỳ lạ nhất vẫn giữ nguyên lối sống cổ xưa của mình trong thế kỷ 21.
1. Người Sentinelese
Là một trong số ít bộ lạc không có mối liên hệ với thế giới bên ngoài, người Sentinelese chống lại mọi hình thức gây tổn hại với lối sống nguyên thủy của mình.
Người Sentinelese sống trên một hòn đảo hẻo lánh, tách biệt với mọi thứ. Đó là đảo Bắc Sentinel, thuộc quần đảo Andaman của Ấn Độ.
Tất cả những thử nghiệm nhằm mục đích liên lạc với người dân địa phương đều kết thúc bằng việc bị tấn công bởi mũi tên và giáo.
Chính phủ Ấn Độ coi người Sentinelese là dân tộc có chủ quyền, có quyền tấn công hoặc thậm chí giết những kẻ xâm phạm.
2. Người Yali
Đây là một nhóm bộ lạc sống ở phía đông thung lũng Baliem, cao nguyên Papuan, Indonesia. Vị trí địa lý này rất quan trọng, giúp người Yali giữ nguyên được lối sống của mình trong thế kỷ 21. Vùng đất họ ở phần lớn bị cô lập bởi địa thế hiểm trở. Các ngôi làng của họ chỉ có thể tới được bằng cách đi bộ trong địa hình gồ ghề.
Người Yali không có bất cứ mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài cho tới những năm 1960. Họ vẫn đang sống trong một khu vực có chủ quyền dưới sự kiểm soát của Indonesia.
Hầu hết những ai nghe tới bộ lạc của người Yali đều nghĩ rằng, họ là những kẻ ăn thịt người. Tuy nhiên, tục ăn thịt người đã được thực hành như một cách để dọa các bộ tộc khác. Người Yali chủ yếu ăn chay, họ chỉ ăn thịt lợn trong lễ kỷ niệm.
3. Người Surma
Người Surma sống ở khu vực thượng nguồn sông Omo, Ethiopia. Tên Surma được gọi chung cho 3 tộc người gồm Suri, Mursi và Bodi. Nhìn cách người Surma thay đổi cơ thể mình cho phù hợp với tiêu chuẩn chung của bộ lạc, mọi người sẽ rất ngạc nhiên.
Người Suri rất tự hào về văn hóa và truyền thống của mình. Khi một chàng trai tới tuổi trưởng thành, hoặc khi một người đàn ông muốn lấy vợ, họ phải chứng tỏ bản thân bằng cách biểu diễn 1 môn võ thuật. Về cơ bản nó giống như đấu gậy hoặc đấu tay đôi theo nghi lễ.
Trong khi đó, khi một cô gái tới tuổi kết hôn, họ thường bị đá văng răng hàm dưới của mình. Sau đó, họ cắt môi dưới, kéo căng môi bằng một tấm gỗ. Họ sẽ tiếp tục thay thế các tấm gỗ này lớn dần cho tới khi vành môi đạt được hình dạng như mong muốn.
Sau một thời gian, vành môi căng ra tới mức chúng đủ vừa với một miếng đất sét nhét vào. Đây được xem là một hình thức làm đẹp và thể hiện địa vị của phụ nữ Suri. Của hồi môn của cô gái sẽ tăng lên cùng với kích thước đôi môi.
4. Người Chukchi
Người Chukchi là một dân tộc bản địa sinh sống ở khu vực tự trị Chukotka, trên bán đảo Chukchi và bờ biển Chukchi thuộc Liên Bang Nga.
Giống như hầu hết các bộ lạc khác tự cứu lấy chính cuộc sống của họ, người Chukchi cũng thường xua đuổi những kẻ lạ mặt xâm nhập vào khu vực mình sống.
Khí hậu ở vùng Chukotka rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa đông đôi khi xuống thấp tới mức âm 54 độ C, mùa hè thường khoảng 10 độ C. Lãnh thổ khu vực này chủ yếu là Bắc Cực, không có cây cối.
5. Người Yao
Người Wayao hay người Yao là một nhóm dân tộc sống ở cuối phía nam của hồ Malawi, châu Phi. Có khoàng 2 triệu người Yao sống rải rác trên 3 quốc gia Malawi, Mozambique và Tanzania.
Cái tên “Wayao” có nghĩa là “những người sống trên đồi”, hoặc “những người đến từ những ngọn đồi”.
Người Yao theo chế độ mẫu hệ, hầu hết làng mạc đều được xây dựng xung quanh một nhóm phụ nữ gọi là Mbumba. Vì không tin vào thuốc kháng sinh, người Yao có hiểu biết rất nhiều về các loại dược liệu. Những thầy thuốc trong làng sẽ sai người dân đi khắp nơi thu thập các loại cây và thảo dược về bào chế thuốc.
Nguồn: [Link nguồn]
Thiết kế độc đáo của giếng nước này thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Khi không còn được sử dụng nữa, nó trở thành một địa điểm du lịch.