"Linh hồn" Tây Du Ký 1986 qua đời nhưng vẫn tiếc nuối điều gì?

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất

Cố đạo diễn Dương Khiết đã qua đời vào tháng 7/2017 nhưng tiếc nuối lớn nhất của bà chỉ có những người trong đoàn phim năm ấy mới biết được.

Tây Du Ký năm 1986 là bộ phim truyền hình đầu tiên được chuyển thể từ “Tứ Đại Danh Tác” của Trung Quốc. Sự thành công của bộ phim này đã giúp Dương Khiết trở thành nữ đạo diễn tài danh, huyền thoại, giúp mở ra thành công cho 3 loạt phim truyền hình đình đám về sau cũng được chuyển thể từ 3 danh tác văn học.

Ít ai biết rằng để có được Tây Du Ký kinh điển trên màn ảnh, cả đoàn phim mà đặc biệt là đạo diễn Dương Khiết phải chịu nhiều khó khăn, uất ức mà bà gọi là một nỗi tiếc nuối lớn nhất trong đời.

Cơ hội vàng làm phim Tây Du Ký

"Linh hồn" Tây Du Ký 1986 qua đời nhưng vẫn tiếc nuối điều gì? - 1

Đạo diễn Dương Khiết

Dương Khiết sinh năm 1929 ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Từ nhỏ bà đã yêu thích các tác phẩm văn học cổ đại và lần đầu tiên bà đọc Tây Du Ký khi mới 8 tuổi.

Khi còn nhỏ, Dương Khiết không đến trường mà ở được bố dạy học ngay tại nhà. Bà cũng không theo học một trường lớp chính quy nào về làm phim. Qua quá trình tự mày mò, Dương Khiết học hết các tài liệu của học viện Điện Ảnh. Tuy nhiên công việc đầu tiên của bà là một phát thanh viên, sau đó khởi nghiệp làm đạo diễn trên sân khấu kịch.

Hai lần kết hôn giữa thị phi

"Linh hồn" Tây Du Ký 1986 qua đời nhưng vẫn tiếc nuối điều gì? - 2

Cuộc đời Dương Khiết với nhiều thăng trầm ngoài đời cũng như trong đoàn phim Tây Du Ký

Năm 1949, Dương Khiết đến Thanh Đảo - Đông Sơn và gặp người chồng đầu tiên Tuần Truyền Cơ. Họ tiến đến hôn nhân trong sự phản đối kịch liệt của gia đình vì khoảng cách giai cấp.

Trái ý cha mẹ, Dương Khiết nói muốn sống với Tuần Truyền Cơ và quyết tâm kết hôn. Thế nhưng, cuộc hôn nhân kéo dài hơn 10 năm cuối cùng lại đứt gánh giữa chừng.

Sau đó Dương Khiết tái hôn với nhà quay phim Vương Sùng Thu. Nữ đạo diễn gánh nhiều thị phi vì chồng thứ hai - Vương Sùng Thu kém bà đến 14 tuổi và lại là cấp dưới. Người ta nói bà dại dột khi để phi công trẻ dắt mũi.

Năm 1969 bất chấp mọi dị nghị, bà vẫn tổ chức đám cưới giữa thời điểm Trung Quốc còn hà khắc việc tái hôn và yêu người trẻ tuổi. "Bạn hạnh phúc hay đau khổ là sự nỗ lực của bạn, bạn trông cậy vào những điều phù phiếm, dư luận, nếu khổ bạn chỉ tự trách mình", bà khẳng định.

May mắn khi được làm đạo diễn "Tây Du Ký"

"Linh hồn" Tây Du Ký 1986 qua đời nhưng vẫn tiếc nuối điều gì? - 3

Dương Khiết chỉ đạo cảnh quay trong Tây Du Ký

Năm 1958, Dương Khiết được nhận vào làm việc tại đài Trung ương Trung Quốc (CCTV) và 3 năm sau đó bà trở thành đạo diễn trong một số chương trình kịch.

Đầu nă, 1980, phim truyền hình còn là thứ lạ lẫm, xa xỉ đối với người Trung Quốc. Lúc bấy giờ, Dương Khiết là đạo diễn bộ môn nghê thuật hí khúc. Một hôm bà nói chuyện với chủ nhiệm ban văn nghệ đài Trung ương với ý muốn làm phim truyền hình. Vị này liền trả lời “Cô muốn làm phim truyền hình, thôi để các vị đạo diễn làm phim này đi”.

Quả thực Dương Khiết khi ấy không phải là một đạo diễn chuyên môn về làm phim, bà chỉ là đạo diễn môn hài kịch hí khúc mà thôi.

Tuy nhiên đến tháng 11 năm 1981, lãnh đạo cấp cao của đài truyền hình bất ngờ nói với nữ bà: “Dương Khiết, nếu để cô quay Tây Du Ký cô dám nhận không?”. Lúc đó, Nhật Bản đã làm Tây Du Ký và chỉ làm hay hơn Nhật là tốt rồi, một lãnh đạo đài nói. Lời đệ nghị này khiến giấc mơ làm phim truyền hình của Dương Khiết trổi dây và bà nhanh chóng nhận lời.

Thiếu kinh phí, liên tục gặp khó khăn

"Linh hồn" Tây Du Ký 1986 qua đời nhưng vẫn tiếc nuối điều gì? - 4

Dương Khiết ứng xử với các thành viên như người thân trong gia đình.

Đạo diễn Dương Khiết tham gia quá trình làm phim từ đầu đến cuối, từ việc tuyển chọn ekip làm phim, biên kịch, diễn viên cho đến chọn bối cảnh quay phim đều gặp khó khăn.

Sức khỏe của Dương Khiết không tốt, từ năm 24 tuổi bà phải làm phẫu thuật vì bị mắc bệnh Phổi. Tuy nhiên khi làm việc, Dương Khiết thường quên cái tôi. Tuy nhiên, những hạn chế này không quá lớn, quên mình, những điều đã nói với ban lãnh đạo đài, bà quyết tâm làm cho được.

Dương Khiết là người đạo diễn, người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn bộ cho quá trình làm phim. Để làm được bà phải cần nghiêm túc và nghiêm khắc. Nhà quay phim Vương Sùng Thu chồng của Dương Khiết đã từng nói về bà rằng , 6 năm quay phim người trong đoàn nhiều vô kể, nếu bà không nghiêm khắc làm sao quản lý nổi cả đoàn.

"Linh hồn" Tây Du Ký 1986 qua đời nhưng vẫn tiếc nuối điều gì? - 5

Dương Khiết cùng vợ chồng Lục Tiểu Linh Đồng - Vu Hồng

Trong 6 năm làm phim, đoàn Tây Du Ký không có một ngày nghỉ. Để an ủi mọi người, Dương Khiết quản lý cả đoàn theo cách người nha cư xử với nhau.

Hồi đó tinh thần phấn chấn, vui vẻ, ai nấy theo đuổi nghề nghiệp một cách vui tươi, kiên trì, say mê không giống như diễn viên bây giờ ra đến cửa là có vệ sĩ, trợ lý. Nếu bây giờ bà mướn diễn viên theo đoàn 6 năm có lẽ không ai dám nhận.

Từ đạo diễn cho đến diễn viên, các thành viên khác trong đoàn phim ai cũng nhận một khoản thù lao ít ỏi mang tính tượng trưng. Ngay cả Lục Tiểu Linh Đồng cũng chỉ nhận 70 nhân dân tệ tương đương 230 ngàn đồng trong một tập.

Thậm chí lúc thiếu diễn viên, những nhân viên trong hậu trường đành phải xuất hiện khá khá trong những phân đoạn của phim như thư kí trường quay Vu Hồng, vợ của Lục Tiểu Linh Đồng đóng vai Hoàng Hậu nước Thiên Trúc, Huấn luyên viên Lâm Chí Khiêm vừa chỉ đạo nghê thuật, vừa đóng vai Nhị Lang Thần. Kỷ lục phải kể đến phó chủ nhiệm kịch vụ Lý Hồng Dương phải đóng đến 7 vai phụ

Thế nhưng tinh thần nhiệt huyết của tất cả mọi người trong đoàn làm phim không giảm. Họ muốn cùng nhau làm một tác phẩm để đời. Tất cả chi tiêu đều được yêu cầu trình bày rõ ràng.

Đạo diễn Dương Khiết nhiều lần mâu thuẫn với chủ nhiệm sản xuất. Vì yêu cầu cao về nội dung và nghệ thuật, bà không muốn tiết kiệm tiền mà ảnh hưởng đến chất lượng của tác phẩm. Trong khi đó chủ nhiệm chủ trương tiết kiệm triệt để.

Trong một cảnh cháy chùa, đạo diễn muốn đốt cháy cả mô hình chùa lớn còn chủ nhiệm chỉ muốn đốt mô hình bằng giấy. Vì không hợp ý nhau nên lãnh đạo đài quyết đinh cho Dương Khiết đảm nhận luôn vấn đề sản xuất.

Trong quá trình thực hiện Tây Du Ký, điều làm cho Dương Khiết cảm thấy khó khăn nhất là khâu kỷ xảo. Thời đó phương thức chế tác phim còn thô sơ, lạc hậu. Các diễn viên phải tự mình quay những cảnh có tính nguy hiểm cao đặc biệt là Lục Tiểu Linh Đồng. Dương Khiết lúc ấy không làm được gì nhiều, bà chỉ có thể động viên các thành viên trong đoàn làm phim .

Nỗi tiếc nuối lớn nhất trong đời của Dương Khiết

"Linh hồn" Tây Du Ký 1986 qua đời nhưng vẫn tiếc nuối điều gì? - 6

Tiếc nuối lớn nhất của Dương Khiết là không đủ kinh phí quay 5 tập còn lại

Sau khi lên sóng 11 tập phim Tây Du Ký, phản hồi của người xem rất tích cực. Sau 4 năm vất vả 11 tập phim đã được hoàn thành, ekip coi như đã đi được một nửa chặng đường. Đây được coi là dấu mốc quan trọng của đoàn, 14 tập phim còn lại được thực hiện trong vòng 3 năm từ 1986 - 1988.

Năm 1987, khảo sát của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho thấy bộ phim ăn khách khủng khiếp đã đạt tỷ suất khán giả 89,4 %. Khi đoàn phim hết sức vui mừng vì thành quả đoàn phim đạt được thì đài CCTV đã đưa ra một tin gây bàng hoàng cho cả ekip.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Bình ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN