Tiến sĩ kinh tế 54 tuổi sở hữu tài sản hơn 2.100 tỷ đồng
Trái ngược với đà giảm của thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 19/10, khối tài sản của Tiến sĩ kinh tế 54 tuổi này vẫn ghi nhận tăng thêm gần 50 tỷ đồng để vượt mốc 2.100 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch giảm điểm trong ngày 19/10. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 3,59 điểm (-0,34%) xuống 1.060,07 điểm. HNX-Index cũng trong sắc đỏ với mức giảm 1,22 điểm (-0,53%) về 227,9 điểm.
Dòng tiền mất hút khiến các giao dịch trở nên mờ nhạt, tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE chỉ đạt 8.274 tỷ đồng, giảm hơn 18% so với phiên liền trước. Đây là con số giao dịch thấp nhất kể từ 17/11/2020 đến nay, tức thấp nhất trong hơn 23 tháng vừa qua.
Thanh khoản trên sàn niêm yết HNX cũng ở mức khá thấp với chỉ 722 tỷ đồng, giảm hơn 41% so với phiên liền trước.
Dù chỉ số VN-Index kết phiên trong sắc đỏ, tuy nhiên mã cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ghi nhận mức tăng 2,3%, đây là mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng cao nhất về tỷ lệ % trong rổ chỉ số VN30. Kết phiên giao dịch VIB đóng cửa ở mức giá 20.400 đồng/cổ phiếu.
Ông Đỗ Xuân Hoàng là cổ đông kín tiếng tại VIB
Đà tăng mạnh của VIB trong phiên 19/10 không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông, mức tăng này còn giúp khối tài sản của ông Đỗ Xuân Hoàng, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của VIB ghi nhận mức tăng thêm hàng chục tỷ đồng.
Theo đó, với việc đang trực tiếp sở hữu hơn 104,6 triệu cổ phiếu VIB, khối tài sản của Tiến sĩ kinh tế 54 tuổi này ghi nhận mức tăng thêm hơn 47 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường khối tài sản ông Đỗ Xuân Hoàng đang trực tiếp nắm giữ có giá trị hơn 2.134 tỷ đồng. Tiến sĩ kinh tế 54 tuổi đang là cổ đông cá nhân lớn nhất tại VIB với tỷ lệ cổ phần chiếm 4,96%.
Mới đây, VIB đã bố kết quả kinh doanh chưa kiểm toán cho 9 tháng đầu năm 2022 với tổng doanh thu trên 13.300 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng quý 3/2022, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đạt 2.780 tỷ đồng.
Nhận định về phiên giao dịch chứng khoán Việt Nam ngày 20/10, chuyên gia của CTCK MB (MBS) cho rằng thị trường giằng co trên nền thanh khoản rất thấp cho thấy tâm lý thận trọng. Nhìn theo hướng tích cực thì thị trường vẫn đang gặp áp lực chốt lời đối với nhóm cổ phiếu bắt đáy ở tuần trước về tài khoản, nhưng thanh khoản không tăng mà còn giảm cho thấy áp lực bán không quá áp đảo.
Về tổng thể, thị trường đang tạo vùng cân bằng, diễn biến giằng co với thanh khoản thấp là tín hiệu tích cực.
Bối cảnh chứng khoán thế giới không có nhiều biến động, chứng khoán trong nước đang đón nhận kết quả kinh doanh quý III chi phối. Nhà đầu tư chưa nên dùng margin, hạn chế lướt sóng khi thanh khoản thấp.
Chuyên gia của CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co và đi ngang trong phiên giao dịch 20/10. Đồng thời, thị trường đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt hoàn toàn được vùng kháng cự 1.062-1.072 điểm và dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt thị trường cũng đang bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng nhẹ cho thấy cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng.
Chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá thị trường đi lùi sau tín hiệu về sự thận trọng của lực cầu trong vùng gap giảm giá (gap-down) 1.061 - 1.073 điểm.
Mặc dù đà giảm tạm thời được hãm lại tại ngưỡng hỗ trợ tương đối mạnh, 1.050 điểm của VN-Index và 1.045 điểm của VN30-Index, tuy nhiên, dòng tiền tham gia nâng đỡ thị trường chưa rõ ràng, thể hiện qua sự sụt giảm mạnh của khối lượng khớp lệnh. Dự kiến, thị trường sẽ tiếp tục lùi bước và giằng co thăm dò dưới tham chiếu trong phiên kế tiếp.
Bên cạnh đó, dưới tác động của phiên đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2210, nhịp rung lắc dưới hỗ trợ vẫn có khả năng sẽ diễn ra vào ngày 20/10. Do đó, nhà đầu tư nên chậm lại để quan sát tín hiệu hỗ trợ trong phiên tới. Đồng thời hạn chế mở vị thế mua mới do rủi ro suy yếu từ vùng cản vẫn hiện hữu.
Dù các ngân hàng liên tục điều chỉnh tăng lãi tiết kiệm, tuy nhiên lượng tiền người dân gửi ngân hàng lại ghi nhận giảm mạnh.
Nguồn: [Link nguồn]