Thương vụ M&A kỷ lục năm 2019 thuộc về VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Thu hút được 1 tỷ USD, Tập đoàn VinGroup ghi nhận một kỷ lục mới trong các thương vụ M&A.

VinGroup đứng đầu danh sách thương vụ M&A có giá trị nhất trong năm 2019

Theo báo cáo mới nhất về các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và IPO tại Việt Nam do Baker McKenzie công bố, thương vụ M&A có giá trị nhất trong năm 2019 tại Việt Nam với 1 tỷ USD do Tập đoàn năng lượng SK của Hàn Quốc đầu tư vào VinGroup.

Theo thỏa thuận hợp tác hồi tháng 5/2019, SK Group đăng ký mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu VIC thuộc sở hữu của VinCommerce. Tổng sở hữu của SK Group sau thương vụ này là 205,7 triệu cổ phiếu VIC, tương đương hơn 6% vốn điều lệ tập đoàn. Với giá trung bình 113.000 đồng một cổ phần, tổng giá trị giao dịch khoảng 23.300 tỷ đồng.

Được biết, tổng số dự án M&A tại Việt Nam trong năm 2019 là 58, với 41 thương vụ có vốn nước ngoài, chiếm 70% tổng số dự án, phần còn lại là M&A nội địa. Baker McKenzie dự báo năm 2020 sẽ có khoảng 55 dự án M&A, với tỷ lệ 30:70 ứng với doanh nghiệp trong nước và các thương vụ có vốn nước ngoài.

Tập đoàn năng lượng SK của Hàn Quốc đầu tư vào VinGroup khoảng 23.300 tỷ đồng.

Tập đoàn năng lượng SK của Hàn Quốc đầu tư vào VinGroup khoảng 23.300 tỷ đồng.

Báo cáo đánh giá, dù tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, giá trị các thương vụ M&A của Việt Nam sẽ giảm trong năm 2020. Tổng giá trị trong năm 2019 ước tính khoảng 2,6 tỷ USD, năm 2020 giảm xuống chỉ còn 1,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, sau đó đến năm 2021 số giá trị M&A có thể tăng lên 2,8 tỷ USD và năm 2022 tăng lên 3,4 tỷ USD. Số lượng dự án có thể tăng lên lần lượt là 98 và 119 trong năm 2021-2022.

Sau bất động sản, nghỉ dưỡng, hàng không… tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ bán đồ uống

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định phê duyệt đồ án Qui hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Nhà máy sản xuất nước giải khát FLC Quy Nhơn với tổng diện tích qui hoạch dự án là 34,82 ha. Tổng công suất 220 triệu lít đồ uống mỗi năm, trong đó có 20 triệu lít nước giải khát và 200 triệu lít đồ uống có cồn (cả sản phẩm chai và lon).

Dự kiến Nhà máy sản xuất nước giải khát FLC Quy Nhơn gồm các hạng mục Khu điều hành, Khu nhà máy bia, Khu nhà máy nước, Khu cây xanh và hồ nước. Giai đoạn đầu, dự án sử dụng nước ngầm để phục vụ thi công, về lâu dài sẽ sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước Khu kinh tế Nhơn Hội.

Nhà máy sản xuất nước giải khát FLC Quy Nhơn là dự án mới nhất mà FLC chuẩn bị thực hiện tại tỉnh Bình Định. Trước đó, Tập đoàn FLC đã xây dựng Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn trên diện tích 1.300 ha với các hạng mục tổ hợp khách sạn, sân golf 36 lỗ, công viên động vật hoang dã, ... 

Cenland của Shark Hưng thu về 282 tỷ lãi ròng sau 9 tháng

Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, CRE) kết thúc quý 3/2019 với doanh thu tăng gấp đôi cùng kỳ lên 582 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 169 tỷ, tăng 38,5%.

Trong kỳ Công ty phát sinh lãi vay hơn 7 tỷ (cùng kỳ không ghi nhận chi phí lãi vay), chi phí bán hàng và quản lý cũng tăng đáng kể. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế CRE đạt được hơn 91 tỷ đồng, tăng 33%.

Để có tình hình kinh doanh tích cực trên, CenLand của Shark Hưng đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến doanh thu tăng, lợi nhuận tương ứng tăng trưởng.

Tên gọi Shark Hưng của ông Phạm Thanh Hưng gắn liền với chương trình Shark Tank Việt Nam.

Tên gọi Shark Hưng của ông Phạm Thanh Hưng gắn liền với chương trình Shark Tank Việt Nam.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, CenLand ghi nhận 1.626 tỷ doanh thu, tăng gần 2 lần và lợi nhuận trước thuế 353,7 tỷ đồng. So với kế hoạch 2.562 tỷ doanh thu và 562,5 tỷ lãi trước thuế, 9 tháng đầu năm CenLand lần lượt thực hiện được 63,5% và 63% chỉ tiêu năm. 

Qua 9 tháng, Shark Hưng thu về 282 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 32%. 

Tổng Giám đốc Sabeco sẽ vào HĐQT Bia Sài Gòn - Miền Tây

Bia Sài Gòn - Miền Tây vừa công bố thông tin sẽ thực hiện xin ý kiến cổ đông về việc chấp thuận đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Quản trị của ông Nguyễn Thành Nam và bầu bổ sung ông Neo Gim Siong Bennett vào Hội đồng Quản trị CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây

Ông Neo Gim Siong Bennett, sinh năm 1969, hiện là Tổng Giám đốc của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, công ty mẹ nắm 51% cổ phần tại Bia Sài Gòn - Miền Tây. Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch tại CTCP Nước giải khát Chương Dương sở hữu 62% bởi Sabeco.

Tại Sabeco, Ông Bennett tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 8/2018 thay thế cho chính ông Nguyễn Thành Nam, người được Bộ Công Thương bổ nhiệm. Dưới sự dẫn dắt của ông Bennett, nửa đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco tăng trưởng xấp xỉ 9% và 15% so với cùng kì.

Về kết quả kinh doanh quí III/2019, Bia Sài Gòn - Miền Tây đạt doanh thu thuần 265 tỉ đồng và lãi sau thuế gần 39 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 50% và 69% so với cùng kì năm trước.

Đại gia yến sào trở thành tân Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà

HĐND tỉnh Khánh Hòa họp phiên bất thường để kiện toàn công tác nhân sự. Theo đó, ông Lê Hữu Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Yến sào Khánh Hòa được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nhiệm kỳ 2016-2021.

Được biết, ông Lê Hữu Hoàng, sinh ngày 1/8/1967, quê phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; trình độ Thạc sỹ; Cao cấp lý luận chính trị. Ông Hoàng là Tỉnh ủy viên, từng đảm nhiệm các chức vụ như Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa; Giám đốc Sở Tài chính; Tổng giám đốc Yến sào Khánh Hòa. Ông Hoàng nhiều năm liền gắn bó, trưởng thành từ Công ty Yến sào Khánh Hòa, đây là doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa. Doanh nghiệp này có hơn 5.500 lao động, năm 2018, doanh thu hơn 5.500 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 550 tỷ đồng/năm.  

Vì sao đang ở tù, đại gia vẫn kiếm được hàng trăm tỉ đồng?

Nhiều đại gia bị tước quyền tự do đi lại và một số quyền khác nhưng quyền tài sản hợp pháp vẫn được thụ hưởng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN