Thực hư việc máy bay Bamboo Airways của tỷ phú Quyết có gốc gác Trung Quốc?

Sự kiện: Kinh Doanh

Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways khẳng định chiếc Boeing 787-9 mang tên Ha Long Bay là tàu bay hoàn toàn mới được hãng mua từ Boeing.

Bamboo Airways thuê, mua Boeing 787 từ Mỹ

Ngày 22/12 vừa qua, hãng hàng không Bamboo Airways thuộc Tập đoàn FLC đã tổ chức lễ đón tàu bay Boeing 787-9 Dreamliner tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Một nhân tố khác khiến chiếc Ha Long Bay được chú ý là việc Bamboo Airways nhận tàu bay này từ Boeing sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch. Theo thỏa thuận mà Tập đoàn FLC và Boeing kí kết ngày 25/6/2018, lịch bàn giao tàu bay là từ tháng 4/2020 đến hết năm 2021.

Ông Trịnh Văn Quyết khẳng định 4 chiếc Boeing 787-9 đầu tiên của Bamboo Airways đều được thuê, mua từ các tập đoàn của Mỹ.

Ông Trịnh Văn Quyết khẳng định 4 chiếc Boeing 787-9 đầu tiên của Bamboo Airways đều được thuê, mua từ các tập đoàn của Mỹ.

Một số tài khoản mạng xã hội Facebook đặt ra nghi vấn chiếc tàu bay này do hãng hàng không Hainan Airlines (Hải Nam - Trung Quốc) đặt hàng với Boeing nhưng sau đó Hainan không nhận bàn giao mà nhường lại cho Bamboo Airways.

Theo nghi vấn này, đây vẫn là tàu bay mới 100% và do Bamboo Airways nhận trực tiếp từ Boeing, tuy nhiên Hainan Airlines đã giúp cho Bamboo Airways nhận tàu bay sớm hơn kế hoạch.

Trước thông tin trên, Chủ tịch Tập đoàn FLC và Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết khẳng định 4 chiếc Boeing 787-9 đầu tiên của Bamboo Airways đều được thuê, mua từ các tập đoàn của Mỹ, không phải từ Trung Quốc như một số lời đồn.

Sếp Vinamilk làm CEO công ty mẹ Sữa Mộc Châu sau thương vụ thâu tóm

Công ty Cổ phần GTNFoods, doanh nghiệp sở hữu Sữa Mộc Châu, vừa công bố nghị quyết bổ nhiệm ông Trịnh Quốc Dũng giữ chức vụ Tổng giám đốc từ ngày 1/1/2020. Vị trí CEO tại GTNFoods bị bỏ trống từ tháng 10/2018 sau khi ông Michael Rosen từ nhiệm.

Ông Trịnh Quốc Dũng sinh năm 1962, hiện là Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk. Ông Dũng gia nhập Vinamilk từ năm 2005 và từng giữ vị trí giám đốc một số nhà máy sữa khác nhau của Vinamilk.

Ngoài ông Dũng, GTNFoods cũng bổ nhiệm 2 nhân sự cấp cao mới là ông Trần Chí Sơn (sinh năm 1975) làm phó tổng giám đốc và ông Lê Huy Bích (sinh năm 1989) làm giám đốc tài chính từ ngày 1/1/2020.

Ông Sơn đồng thời được ủy quyền làm người công bố thông tin mới của GTNFoods từ năm tới. Ông Sơn và ông Bích cũng là nhân sự của Vinamilk. 

Việc bổ nhiệm người của Vinamilk vào các vị trí điều hành cấp cao tại GTNFoods diễn ra chỉ vài ngày sau khi Vinamilk hoàn tất mua vào 79,6 triệu cổ phiếu công ty mẹ của Sữa Mộc Châu. 

Sau thương vụ, Vimamilk tăng tỷ lệ sở hữu tại GTNFoods từ 43,2% lên 75%, qua đó nắm quyền chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh của GTNFoods.

Ông Trần Thanh Hải rời vị trí CEO be Group

Ông Trần Thanh Hải rời khỏi vị trí Tổng giám đốc be Group từ ngày 24/12. Ông này sẽ tiếp tục giữ vai trò cố vấn chiến lược cho Hội đồng quản trị. Hiện tại, bà Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc vận hành, sẽ giữ vị trí quyền Tổng giám đốc be Group từ ngày 24/12.

Bà Nguyễn Hoàng Phương cùng với ông Trần Thanh Hải đều là những thành viên sáng lập của ứng dụng gọi xe be.

Sau khi ông Hải nghỉ việc, ban lãnh đạọ be Group cam kết các chiến lược phát triển của công ty sẽ tiếp tục được duy trì và triển khai trong thời gian sắp tới.

Hồi cuối tháng 9, bà Lê Diệp Kiều Trang cũng rời vị trí Tổng giám đốc Go-Viet chỉ sau 5 tháng đảm nhiệm. Vị trí này hiện bỏ trống.

Thị phần gọi xe công nghệ ở Việt Nam đang chủ yếu thuộc về Grab với khoảng 70%. Xếp thứ hai là be với 16%. GoViet và FastGo lần lượt xếp sau với 10% và 1%.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cũng sẽ kinh doanh… ô tô?

Bên cạnh những thương vụ đáng chú ý với Vingroup và chào mua 60% cổ phần Bột giặt NET, “hệ sinh thái” Masan Group mới đây cũng có thêm thành viên mới Công ty TNHH Masan HPC được thành lập vào ngày 20/12 vừa qua.

Công ty TNHH Masan HPC của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang được thành lập vào ngày 20/12 vừa qua.

Công ty TNHH Masan HPC của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang được thành lập vào ngày 20/12 vừa qua.

Đáng chú ý là trong 47 ngành nghề kinh doanh mà Masan HPC đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoài ngành nghề chính là bán buôn đồ dùng gia đình và đồ dùng chăm sóc cá nhân thì công ty này còn kinh doanh, buôn bán ô tô, mô tô, xe máy… Vốn điều lệ của “tân binh” này là 605 tỷ đồng.

Nguyên giám đốc Công ty CP Sông Đà Nha Trang bị bắt

Ông Nguyễn Chí Uy (SN 1976, ngụ Hà Nội) nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà Nha Trang, bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.

Chiều 24-12, Cơ quan An ninh điều tra đã tổ chức khám xét tại trụ sở Công ty CP Sông Đà Nha Trang trên đường Bãi Dương, phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang. Nơi đặt văn phòng làm việc của công ty này bị phong tỏa.

Đến khoảng 17h30, lực lượng chức năng hoàn tất khám xét trụ sở của Công ty CP Sông Đà Nha Trang. Hàng chục thùng các tông được đưa ra xe tải. Ít phút sau, ông Uy lên xe thùng cảnh sát đưa đi bằng cửa sau.

Theo thông tin ban đầu, ông Uy từng là Giám đốc Công ty CP Sông Đà Nha Trang, đã tự ý phân chia đất được phê duyệt làm công viên cây xanh thuộc dự án Khu dự án Cồn Tân Lập thành nhiều lô liền kề để bán cho khách hàng ở Hà Nội, TP HCM…

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia Nam Định bất ngờ thưởng “khủng” cho nhân viên trị giá 106 tỷ đồng

Thị trường chứng khoán vừa diễn biến khá giằng co khi bất ngờ đảo chiều ở cuối ngày

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN