Sắp được nhận gần 800 tỷ đồng, gia đình tỷ phú Trần Đình Long sở hữu khối tài sản thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Với gần 1,6 tỷ cổ phiếu HPG đang nắm giữ, gia đình tỷ phú Trần Đình Long sắp được chi gần 800 tỷ đồng tiền mặt và 470 triệu cổ phiếu mới.

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức năm 2021 là ngày 20/6, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6. Phương án trả cổ tức đã được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/5. Tổng tỷ lệ chi trả là 35%, trong đó cổ tức bằng tiền mặt là 5% và bằng cổ phiếu là 30%. Ngày chi trả tiền mặt là 6/7.

Theo đó, với cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu HPG tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 50.000 đồng tiền mặt (chưa trừ thuế, phí) và 30 cổ phiếu HPG mới. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Hòa Phát trả cổ tức đồng thời bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Hiện Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đang có hơn 4,47 tỷ cổ phiếu lưu hành nên doanh nghiệp sẽ cần chi ra khoảng 2.236 tỷ đồng tiền mặt và phát hành thêm 1,34 tỷ cổ phiếu mới. Tổng số cổ phiếu sau khi chia cổ tức là hơn 5,8 tỷ đơn vị, ứng với vốn điều lệ 58.147 tỷ đồng.

Khối tài sản gia đình tỷ phú Trần Đình Long bị thổi bay hơn 20.336 tỷ đồng từ đầu năm đến nay

Khối tài sản gia đình tỷ phú Trần Đình Long bị thổi bay hơn 20.336 tỷ đồng từ đầu năm đến nay

Gia đình Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đang là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát khi đang trực tiếp nắm giữ hơn 1,56 tỷ cổ phiếu tương đương tỷ lệ nắm giữ 35%. Với hàng tỷ cổ phiếu đang nắm giữ trong tay, gia đình tỷ phú Trần Đình Long sẽ nhận được khoảng 782 tỷ đồng tiền mặt và gần 470 triệu cổ phiếu HPG trong đợt trả cổ tức tới đây.

Dù sắp nhận được gần 800 tỷ đồng tiền cổ tức nhưng tính theo giá thị trường của cổ phiếu HPG, khối tài sản của gia đình tỷ phú Trần Đình Long đã giảm mạnh hàng chục nghìn tỷ đồng trong thời gian qua.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/6, HPG đóng cửa ở mức giá 33.400 đồng/cổ phiếu. So với mức đỉnh gần 51.100 đồng kết thúc phiên giao dịch ngày 7/3, thị giá của HPG đã giảm gần 35%.

Hiện khối tài sản gia đình tỷ phú Trần Đình Long đang trực tiếp nắm giữ có giá trị chỉ còn hơn 52.248 tỷ đồng, giảm hơn 27.688 tỷ đồng so với mức giá kết thúc phiên giao dịch ngày 7/3.

Còn tính từ đầu năm 2022 đến nay, HPG cũng ghi nhận mức giảm 28%, tương đương khối tài sản gia đình tỷ phú Trần Đình Long bị thổi bay hơn 20.336 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, trong năm 2022, ban lãnh đạo Hòa Phát đề xuất kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7%. Lợi nhuận sau thuế dự kiến khoảng 25.000-30.000 tỷ đồng, thấp hơn gần 30% so với thực hiện năm 2021.

Trong quý 1/2022, Hòa Phát đạt 44.400 tỷ đồng doanh thu, tăng 41% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 17% so với 3 tháng đầu năm 2021. Tổng tài sản tại cuối tháng 3/2022 là 185.847 tỷ đồng.

Với kết quả này, Hòa Phát đã đạt được gần gần 28% kế hoạch doanh thu và gần 33% kế hoạch lợi nhuận thấp nhất đặt ra trong 3 tháng đầu năm. So với kế hoạch lợi nhuận 30.000 tỷ đồng, HPG cũng đã thực hiện được 27,3%.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, HPG đã sản xuất 2,9 triệu tấn thép thô, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng đạt gần 2,8 triệu tấn. Trong đó, thép xây dựng đạt 1,6 triệu tấn, tăng 28% so với cùng kỳ. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 1 triệu tấn, tăng 16%.

Ngoài ra, Hòa Phát còn cung cấp trên 250.000 tấn ống thép và 136.000 tấn tôn mạ các loại cho thị trường. Riêng tôn mạ đạt mức tăng 47% so với cùng kỳ 2021.

Đại gia 46 tuổi người Ninh Bình mất tới gần 21.000 tỷ đồng kể từ đầu năm

Với đà lao dốc của cả hai cổ phiếu đang nắm giữ, khối tài sản của đại gia 46 tuổi người Ninh Bình, Nguyễn Đức Thụy đã ghi nhận mức giảm tới gần 21.000 tỷ đồng kể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN