Săn nhà hoang, đường hoàng lên ngai vàng tỷ phú

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Có đôi mắt thần nhìn thấy tiềm năng từ những ngôi nhà cũ, chúa đất Hong Kong ( Trung Quốc) trở thành tỷ phú trong sự thán phục của giới tài chính.

Thương vụ kinh điển: Lãi 73 triệu USD từ 1 giao dịch bất động sản 

Mảnh đất Hong Kong sinh ra nhiều tỷ phú bất động sản, có 1 tên tuổi mà giới tài chính đặt biệt danh là "chú Bor" nổi tiếng lẫy lừng – tỷ phú Tang Shing-bor.  

Sinh ra trong 1 gia đình nghèo, cả gia đình trông vào đồng lương ít ỏi của mẹ tại 1 nhà máy nhỏ sau khi cha của Tang Shing-bor qua đời.

Chính cuộc sống vất vả và khó khăn đã rèn luyện cho cậu bé Tang Shing-bor 1 ý chí thép không bao giờ sợ thất bại. Tang Shing bor nghĩ nhiều cách để tồn tại, ông không dám bỏ ra 2 đồng để ăn 1 chiếc màn thầu mà chỉ lang thang bên ngoài nhà hàng khi đói bụng, chờ người ta cho đồ ăn.

Tang Shing-bor chỉ tốt nghiệp tiểu học. Năm 1950, ông đi theo một người thợ làm biển hiệu neon để học việc.

Vừa tròn 20 tuổi, Tang Shing-bor mở cửa hàng riêng. Thành công từ cửa hàng này giúp ông có vốn mở quán ăn với bạn năm 1970. Từ đó, Tang Shing-bor bắt đầu đổ tiền vào hàng loạt nhà hàng.

Thập niên 80, Tang Shing bor mở rộng sang hàng loạt mảng kinh doanh mới, trong đó có xe cũ. Ông kiếm được khoản tiền kha khá nhờ các thương vụ mua đi bán lại.

Nhận ra bất động sản là miếng bánh ngon có thể cứu đói, Tang Shing-bor mạnh dạn dấn thân vào thị trường náo nhiệt này.

Năm 1990, ông nổi tiếng với thương vụ mua lại một tòa nhà cũ và cải tạo nó thành Mongkok Computer Centre nổi tiếng.

Mongkok Computer Centre sầm uất nổi tiếng nhất xứ Cảng thơm.

Mongkok Computer Centre sầm uất nổi tiếng nhất xứ Cảng thơm.

Năm 1996, Tang Shing-bor mua lại 1 vài bất động sản công nghiệp và giữ lại bên mình để chờ thời.

Chỉ 1 năm sau, Tang Shing-bor bắt đầu bán bớt tài sản, kể cả Mongkok Computer Centre, nhưng ông vẫn giữ lại các bất động sản công nghiệp để phòng trừ rủi ro.

Lúc này, ông trùm địa ốc "đồng nát" có hơn 200 cửa hàng trị giá gần 7,3 tỷ HKD (942 triệu USD) và bắt đầu lên kế hoạch IPO.

Vận may chưa đến, khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra. Thị trường bất động sản Hong Kong mất giá tới 70% giai đoạn 1997 – 2004, một phần do dịch SARS bùng nổ. Đến năm 2004, Tang Shing-bor đã gánh khoản nợ 4 tỷ HKD.

Khi đang gồng lỗ, Tang Shing-bor tìm được Tins Plaza. Lúc này, Tins Plaza chỉ là một nhà máy sản xuất nhựa bị bỏ hoang và xuống cấp ở quận Tuen Mun.

Với Tang Shing-bor không có gì là vô dụng. Nhận ra đây chính là viên đá quý, Tang Shing-bor bỏ ra 280 triệu HKD (36 triệu USD) để mua tin Plaza về vào năm 2005.

Đại gia Tang Shing-bor lãi tiền gấp 3 lần khi đầu tư vào Tins Plaza.

Đại gia Tang Shing-bor lãi tiền gấp 3 lần khi đầu tư vào Tins Plaza.

Số tiền đó gồm 28 triệu HKD (3,6 triệu USD) tiền mặt và phần còn lại vay từ các ngân hàng, sử dụng một tòa nhà khác của ông làm tài sản thế chấp.

6 tháng sau, Tang Shing-bor nhận được cuộc gọi từ một công ty Australia – Macquarie Goodman đề nghị mua tòa nhà với giá 500 triệu HKD (64 triệu USD).

Đến tháng 10 năm đó, quỹ đầu tư bất động sản Mapletree của Singapore trả giá 520 triệu HKD (67 triệu USD). Tang Shing-bor đều từ chối.

Ông biết bất động sản thương mại có giá cao hơn bất động sản công nghiệp. Vì thế, ông định hướng phát triển cho Tins Plaza thành trung tâm thương mại.

Năm 2007, lãnh đạo cấp cao của Macquarie bay từ Sydney sang gặp ông chủ Tins Plaza với lời đề nghị trị giá 850 triệu HKD (109 triệu USD). Tang Shing-bor đã bán Macquarie Tins Plaza, kiếm lời 570 triệu HKD (73 triệu USD) và biến Tins Plaza trở thành giao dịch đáng nhớ nhất trong giới bất động sản Hong Kong.

Luôn có cơ hội trong các rủi ro

Năm 2013, Stan Group ra đời.

Sau đó, Tang Shing-bor không nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Ông nhắm đến một nhà máy cũ khác gần đó – Gold Sun Industrial Building.

Ông mất 8 năm để hoàn tất việc mua bán bởi ông phải mua riêng lẻ từng tầng do Goldsun có nhiều chủ sở hữu.

Giai đoạn 2010 – 2016, Tang Shing-bor gặp may khi giá đất nhà máy tăng 152% do chính sách khuyến khích tái thiết bất động sản công nghiệp không sử dụng.  

Chính nhờ việc tìm mua các bất động sản bỏ hoang rồi bán lại, hoặc cải tạo lại, Tang Shing-bor đã thoát bờ vực phá sản năm 2003 và trở thành tỷ phú năm 2016.

Hiện tại, ở tuổi 86, ông là người giàu thứ 14 Hong Kong với tổng tài sản lên tới gần 6 tỷ USD. Giới siêu giàu đặt cho anh cả Tang Shing-bor là "chú Bor".

Bất chấp việc các cuộc biểu tình kéo dài ở Hong Kong, "chú Bor" vẫn đang đổ tiền ồ ạt vào bất động sản công nghiệp.

Năm 2019, ông đã chi ra tới 700 triệu USD để mua đất, trở thành người mua bất động sản công nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) nhiều nhất năm 2019.

Xây dựng lên đế chế tỷ USD Stan Group, ở tuổi 85, "chú Bor" vẫn miệt mài đi tìm các khu đất công nghiệp bỏ hoang để thu về món hời lớn.

Đối tác lâu dài của "chú Bor" phải kể đến Chinese Estates Holdings và Jiayuan International. Cả hai đều đã lập liên doanh với Stan Group để cải tạo các bất động sản công nghiệp.

Đồng hành với ông là con trai Stan Tang Yiu-sing, 34 tuổi, người giữ chức Chủ tịch của Stan Group. Đây là người con út tài năng nhất trong số 5 người con trai của ông từ 2 cuộc hôn nhân.  

Tang Yiu-sing tốt nghiệp tài chính tại Anh Quốc và trở về Hong Kong tiếp nối sự nghiệp bất động sản cùng cha. 

Tang Yiu-sing tốt nghiệp tài chính tại Anh Quốc và trở về Hong Kong tiếp nối sự nghiệp bất động sản cùng cha. 

Tang Shing-bor trên cương vị Chủ tịch danh dự vẫn xử lý các giao dịch bất động sản. Ông nói: "Tôi là người đưa ra quyết định cuối cùng. Tôi rất lạc quan về tương lai của Hong Kong. Tôi đã chứng kiến nhiều thăng trầm rồi. Luôn có cơ hội trong các rủi ro. Và đây là cơ hội của tôi".

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp của tỷ phú Quảng Ngãi có tài sản vừa vượt 1 tỷ USD làm ăn ra sao?

Ông Nguyễn Văn Đạt cho rằng, quan điểm của công ty là không giữ nhiều tiền mặt mà phải đem đi đầu tư sinh lợi nhuận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN