Phó chủ tịch tập đoàn FLC vừa bị xử phạt sở hữu tài sản thế nào?
Làm lãnh đạo loạt doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” Tập đoàn FLC tuy nhiên khối tài sản Phó chủ tịch Hương Trần Kiều Dung trực tiếp sở hữu lại khá khiêm tốn.
Phó chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung vừa nhận án phạt hành chính 70 triệu đồng từ Ủy ban chứng khoán do có hành vi vi phạm quy định về quản trị công ty (đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ "Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khắc phục hậu quả" quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Theo công bố từ Ủy ban Chứng khoán, trong giai đoạn từ tháng 5/2020 đến tháng 10/2021, bà Dung là Thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn FLC đồng thời giữ chức vụ tương tự tại 6 công ty khác. Trong khi đó, theo quy định của Luật Chứng khoán, thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác.
Tuy nhiên, theo báo cáo quản trị của FLC công bố cho thấy trong năm 2021 ngoài vị trí Phó chủ tịch thường trực tập đoàn FLC, bà Dung cũng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ở 7 công ty. Đồng thời bà Dung còn là Thành viên hội đồng quản trị 2 doanh nghiệp khác. Theo đó, bà Dung nắm vị trí lãnh đạo tại 10 doanh nghiệp khác nhau.
Bà Hương Trần Kiều Dung sở hữu khối tài sản khiêm tốn tại những doanh nghiệp mình làm lãnh đạo
Dù đang làm lãnh đạo ở hàng loạt doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” FLC, tuy nhiên khối tài sản của bà Dung ở những doanh nghiệp mình làm lãnh đạo đang niêm yết trên sàn chứng khoán là khá khiêm tốn.
Cụ thể tại Tập đoàn FLC nơi bà Dung giữ vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quan trị, nữ tiến sĩ luật sinh năm 1978 chỉ sở hữu trực tiếp 27.775 cổ phiếu FLC. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 6/4, khối tài sản bà Dung trực tiếp nắm giữ tại FLC có giá trị gần 300 triệu đồng.
Trong năm 2021, với vai trò thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, bà Hương Trần Kiều Dung nhận được 120 triệu đồng tiền thù lao.
Tại Công ty cổ phần chứng khoán BOS (ART) nơi bà Dung giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, nữ doanh nhân này trực tiếp sở hữu 50.000 cổ phiếu ART. Tính theo giá thị trường ngày 6/4, khối tài sản bà Dung trực tiếp nắm giữ tại đây có giá trị 4,1 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của ART, trong vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp bà Dung nhận được mức thù lao 167 triệu đồng trong năm 2021.
Bà Hương Trần Kiều Dung còn được giới đầu tư biết đến trong vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng FLC FAROS (ROS). Theo báo cáo quản trị năm 2021 của ROS, bà Dung đang trực tiếp nắm giữ 1,132 triệu cổ phiếu doanh nghiệp mình làm Chủ tịch tương đương tỷ lệ nắm giữ chiếm 0,2%. Tính theo giá thị trường khối tài sản của bà Dung tại đây có giá gần 7,4 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHomes cho biết trong năm 2021, ở vị trí Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp bà Hương Trần Kiều Dung nhận được mức thù lao 54 triệu đồng giảm mạnh so với con số 170,5 triệu đồng của năm 2020.
Dựa theo những số liệu được những doanh nghiệp bà Dung làm lãnh đạo đã công bố công khai về báo cáo tài chính thì trong năm 2021, nữ tiến sĩ Luật có thu nhập ít nhất là hơn 340 triệu đồng.
Trong khi đó, tính theo giá thị trường, khối tài sản bà Hương Trần Kiều Dung đang sở hữu tại 3 doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán có giá trị hơn 11,7 tỷ đồng.
Ngoài cổ phần tại 3 doanh nghiệp đã niêm yết là FLC, ROS và ART, bà Hương Trần Kiều Dung còn sở hữu một biệt thự với tổng diện tích sử dụng đất là 434,5m2 tại Dự án Quần thể trung tâm hội nghị khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hạ Long. Tuy nhiên, khối tài sản này đang được bà Dung đăng ký thế chấp tại Ngân Hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Chi Nhánh Hà Nội từ tháng 3/2020.
Sau tin Chủ tịch Đỗ Anh Dũng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt tạm giam phục vụ điều tra, nhóm ngành BĐS đã có ngày “lau sàn”, trong đó gia đình đại gia người Thanh Hóa...
Nguồn: [Link nguồn]