Nữ tổng giám đốc DN quản lý khối tài sản 10.000 tỷ đồng vừa được bổ nhiệm là ai?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nữ doanh nhân sinh năm 1979 người Hà Nội này vừa được bầu giữ vị trí Tổng giám đốc tại doanh nghiệp đang quản lý khối tài sản lên tới 10.000 tỷ đồng.

Cụ thể, CTCP PVI (HNX: PVI) mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT về công tác nhân sự. Theo đó, Bà Trịnh Quỳnh Giao sẽ thôi giữ chức vụ Giám đốc đầu tư tại Công ty cổ phần PVI để thực hiện nhiệm vụ HĐQT giao tại CTCP Quản lý quỹ PVI AM.

Sau khi rời vị trí Giám đốc đầu tư tại Công ty cổ phần PVI, nữ doanh nhân sinh năm 1979 người Hà Nội được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ PVI AM, đơn vị được ủy thác quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư của hệ thống PVI.

Trước khi chuyển vị trí công tác, bà Giao được biết đến trên thị trường tài chính là một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, hoạch định chiến lược, tư vấn đầu tư và tài chính doanh nghiệp.  

Nữ doanh nhân người Hà Nội cũng đã có thời gian dài làm việc tại một trong những quỹ đầu tư uy tín trên thị trường như Red River Holding, Indochina Capital cũng như tham gia vào công tác quản trị điều hành của nhiều doanh nghiệp mà quỹ mình có tham gia đầu tư.

Bà Trịnh Quỳnh Giao được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc tại PVI AM đơn vị đang quản lý khối tài sản lên tới 10.000 tỷ đồng

Bà Trịnh Quỳnh Giao được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc tại PVI AM đơn vị đang quản lý khối tài sản lên tới 10.000 tỷ đồng

Hiện bà Giao đang trực tiếp nắm giữ 50.000 cổ phần PVI, tính theo giá thị trường khối tài sản tân Tổng giám đốc CTCP Quản lý quỹ PVI AM đang nắm giữ trên sàn chứng khoán có giá trị hơn 2 tỷ đồng.

Trong khi đó, PVI AM đang điều hành hai quỹ thành viên là quỹ đầu tư cơ hội PVI và quỹ đầu tư hạ tầng PVI với vốn điều lệ lần lượt là 2.000 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Theo trang web chính thức của doanh nghiệp, tổng tài sản do PVI AM quản lý hiện lên tới gần 10.000 tỷ đồng.

Dù quản lý tổng tài sản lên tới 10.000 tỷ đồng, tuy nhiên trong năm 2021, PVI AM chỉ ghi nhận doanh thu đạt 36 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2020. Tuy nhiên, nhờ chi phí hoạt động kinh doanh và giá vốn bán hàng giảm mạnh giúp PVI AM ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 8,1 tỷ đồng, tăng gần 45% so với năm 2020.

Về kết quả kinh doanh của công ty mẹ, báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2022 của PVI ghi nhận doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ đạt 3.063 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Chi phí vốn tăng cao hơn, đến 29,3% nên lợi nhuận gộp gần như đi ngang, đạt 506 tỷ đồng.

Trừ các khoản liên quan, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm đạt 525 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 7,2% so với cùng kỳ, về mức 428 tỷ đồng, hoàn thành 55% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Năm 2022, PVI đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 11.652 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 911 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh trên, PVI mới thực hiện được khoảng 26% kế hoạch doanh thu và 57% kế hoạch về lợi nhuận đề ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Loạt ngân hàng lớn tăng mạnh lãi suất, gửi tiền kỳ hạn nào có lợi nhất?

Sau các ngân hàng thương mại cổ phần, cả 4 ông lớn khối nhà nước là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank cũng đã nhảy vào cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm. Đây thực sự là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN