Nhận lì xì sau tết hơn 2.000 tỷ đồng, gia đình tỷ phú Hồ Hùng Anh sở hữu khối tài sản thế nào?

Sau tuần giao dịch đầu tiên của năm mới âm lịch, khối tài sản của gia đình tỷ phú Hồ Hùng Anh ghi nhận mức tăng mạnh tới hơn 2.000 tỷ đồng.

Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm mới âm lịch 2022 (từ ngày 7 đến 11/2), mã cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ghi nhận mức tăng nhẹ 8.00 đồng/cổ phiếu. Với mức tăng này, khối tài sản của tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT ngân hàng và vợ Nguyễn Thị Thanh Thủy cùng người con trai Hồ Anh Minh, con gái Hồ Anh Minh ghi nhận mức tăng thêm gần 300 tỷ đồng khi gia đình doanh nhân 52 tuổi người Thừa Thiên Huế đang sở hữu tổng cộng gần 374 triệu cổ phiếu của nhà băng này.

Trong khi đó, mã cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn MaSan ghi nhận mức tăng mạnh hơn tới 6.800 cổ phiếu giúp khối tài sản của doanh nhân 52 tuổi và vợ ghi nhận đà tăng mạnh. Hiện tỷ phú Hồ Hùng Anh đang sở hữu gián tiếp hơn 250 triệu cổ phiếu MSN thông qua hai doanh nghiệp là CTCP Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương.

Với mức tăng của MSN trong tuần vừa qua, khối tài sản của tỷ phú Hồ Hùng Anh ghi nhận mức tăng thêm tới hơn 1.700 tỷ đồng. Trong khi đó, với việc đang sở hữu trực tiếp gần 5,7 triệu cổ phiếu MSN, khối tài sản của bà Nguyễn Thị Thanh Thủy ghi nhận mức tăng thêm hơn 800 triệu đồng.

Tính chung sau tuần đầu tiên của năm âm lịch Nhâm Dần 2022, gia đình tỷ phú Hồ Hùng Anh nhận lì xì sau Tết nguyên đán hơn 2.000 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường khối tài sản của gia đình doanh nhân 52 tuổi người Thừa Thiên Huế có giá thị trường gần 58.500 tỷ đồng.

Tỷ phú Hồ Hùng Anh và các thành viên trong gia đình đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 58.000 tỷ đồng

Trong đó, riêng cá nhân tỷ phú Hồ Hùng Anh sở hữu khối tài sản lên tới gần 40.000 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đang đứng vị trí thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Ngoài khối tài sản lớn này, những người thân có liên quan đến ông Hồ Hùng Anh cũng đang sở hữu những khối tài sản lên tới nghìn tỷ khác.

Ngoài khối tài sản lớn này, những người thân có liên quan đến ông Hồ Hùng Anh cũng đang sở hữu những khối tài sản lên tới nghìn tỷ khác.

Theo công bố của Brand Finance, Techcombank là một trong những thương hiệu ngân hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất toàn cầu. Trong danh sách, Techcombank được Brand Finance định giá 945 triệu USD, thăng hạng đến 74 bậc, từ 270 lên vị trí 196. Với kết quả này, Techcombank là một trong 2 ngân hàng Việt Nam duy nhất được Brand Finance nhắc tên về mức độ tăng trưởng giá trị vượt trội.

Trong khi đó, MSN cũng công bố thông tin cho biết trong tháng 1/2022 tập đoàn này đã mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, nâng tỉ lệ sở hữu lên 51%. Với giá 110 triệu USD cho 31% cổ phần tương ứng định giá vốn cổ phần của Phúc Long là 355 triệu USD.

Trong năm tài chính 2022 doanh thu thuần của Masan Group ước tính sẽ từ 90.000 - 110.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22 - 36% so với mức 74.200 tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) trong năm 2021.

Lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh chính (loại trừ các khoản lãi/lỗ 1 lần và mảng thức ăn chăn nuôi) ước tính sẽ trong khoảng 5.000 - 7.000 tỷ đồng, tăng trưởng 32 - 84% so với mức 3.800 tỷ đồng trong năm 2021.

Nhận định thị trường chứng khoán tuần từ 14 - 18/2 các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng mốc 1.500 điểm đang hỗ trợ tốt cho chỉ số VN-Index. Từ vùng này, chỉ số VN-Index nhiều khả năng quay trở lại xu hướng tăng hướng đến vùng giá mục tiêu đầu tiên tại vùng đỉnh trước 1.537 điểm và xa hơn là 1.550 - 1.600 điểm.

Trong ngắn hạn, các chuyên gia của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) kỳ vọng chỉ số sẽ phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư và số liệu KQKD cả năm 2021 của các doanh nghiệp được công bố. Chỉ số chung sẽ tiếp tục xu hướng dao động tích lũy quanh mốc 1.500 với biên độ khoảng +/-10 điểm trong những tuần tới.

Tương tự, các chuyên gia của Công ty chứng khoán SHS cho rằng trước mắt sẽ là khoảng thời gian tương đối tích cực của thị trường nếu nhìn trên góc độ thống kê lịch sử các năm trước đó. Theo thống kê, thị trường đã tăng điểm 5/6 lần trong giai đoạn 2016-2021 vào khoảng 3 tháng sau Tết (chỉ có 2020 là giảm do ảnh hưởng của COVID-19).

Trong khi đó, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) phân tích thêm rằng diễn biến thị trường khá trầm lắng trong phiên giao dịch cuối tuần với thanh khoản thấp, mặc dù có động thái hỗ trợ từ cuối phiên trước. Điều này cho thấy nhà đầu tư vẫn còn thận trọng và thăm dò, kể cả chiều mua lẫn bán.

Ở góc nhìn thận trọng, MBS đánh giá với diễn biến của thị trường đang đi ngang như hiện tại, nhà đầu tư nên hạn chế chiến lược lướt sóng, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục và tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công,…

Gia đình đại gia Đỗ Anh Tú bỏ túi thêm gần 3.000 tỷ đồng trong ngày thị trường “đỏ lửa”

Trong ngày thị trường chứng khoán Việt Nam “đỏ lửa”, gia đình nhà đại gia Đỗ Anh Tú vẫn ghi nhận khối tài sản tăng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN