Muốn lập hãng hàng không vốn 2.400 tỷ đồng, "vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn đang có gì trong tay?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nếu đề xuất lập hãng hàng không mới được chấp thuận, công ty do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch sẽ khai thác 5 tàu bay chở hàng ngay trong năm đầu hoạt động.

Công ty cổ phần IPP Air Cargo do Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch vừa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành liên quan xem xét chủ trương thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo vận tải hàng hoá.

Theo đề xuất gửi các bộ ngành, Công ty cổ phần IPP Air Cargo đặt mục tiêu thành lập 1 hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo sẽ do Công ty cổ phần IPP Air Cargo làm chủ đầu tư. 

Theo tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần IPP Air Cargo là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) được thành lập vào 10/3/2021 với mức vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Công ty do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật, kiêm tổng giám đốc là bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn). Đồng thời, bà Tiên cũng là tổng giám đốc của Tập đoàn IPPG.

Ông Hạnh Nguyễn và vợ là bà Lê Hồng Thủy Tiên trực tiếp điều hành Công ty cổ phần IPP Air Cargo.

Ông Hạnh Nguyễn và vợ là bà Lê Hồng Thủy Tiên trực tiếp điều hành Công ty cổ phần IPP Air Cargo.

Được biết, dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư lên đến 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD. Trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 tàu bay hàng hoá, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3.

IPP Air Cargo cho biết, hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD. Đồng thời, đơn vị này cũng dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi cất cánh chuyến bay đầu tiên.

Hiện tại, Việt Nam chưa có hãng hàng không hàng hóa chuyên biệt được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Trong khi đó, hơn 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đang được thực hiện bởi các hãng hàng không vận tải hàng hóa nước ngoài.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) được ông Johnathan Hạnh Nguyễn thành lập từ năm 1986 tại Philippines. Trải qua hơn 30 năm phát triển, IPP trở thành tập đoàn kinh doanh bản lẻ hàng đầu Việt Nam, chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước qua việc sở hữu hơn 1.200 cửa hàng. IPPG hiện có 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết. 

Tại tập đoàn IPP, chủ đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng vốn hơn 280 triệu USD, trong đó có những thương vụ đầu tư lớn như siêu thị Miền Đông; khách sạn Nha Trang Lodge; cửa hàng miễn thuế tại các sân bay nội địa và 4 quốc gia ở Đông Nam Á và đặc biệt là hệ thống cửa hàng thời trang và mỹ phẩm chuyên bán hàng hiệu tại khách sạn Rex, Vincom – Eden và mới đây là dự án tiêu tốn 400 tỷ của IPP là Tràng Tiền Plaza kết hợp với công ty thương mại Tràng Tiền.

Như vậy, người "lột xác" cho Tràng Tiền Plaza trở thành một trung tâm "vương giả" bậc nhất Hà Nội, không ai khác chính là ông Jonathan Hạnh Nguyễn. Và những con số về sự lột xác này của Tràng Tiền Plaza có thể khiến người ta kinh ngạc.

Hiện các vị trí đẹp nhất của trung tâm đã có sự phủ kín của một loạt thương hiệu như Burberry, Cartier, Dior, Lancôme, Louis Vuitton, MAC Cosmetics, Parfums Christian Dior, Rolex, Miluxe Boutique...

Riêng ông Johnathan Hạnh Nguyễn có hàng chục gian hàng tại đây. Không kể 400 tỷ đồng cải tạo Tràng Tiền bên ngoài, tổng số tiền hoàn thiện cho 112 gian hàng và hàng hóa lên đến 150 triệu USD, tương đương 3.000 tỷ đồng. Và sau 20 năm kể từ khi thành lập IPP, ông Hạnh Nguyễn hoàn toàn tin tưởng và giao quyền điều hành hoàn toàn cho vợ.

Ngoài sự nghiệp tạo dựng nên danh xưng "ông vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn, tập đoàn IPP đã nhượng quyền thành công và liên tục mở nhiều cửa hàng của các nhãn hiệu lớn như Burger King, Dominos Pizza, Gà Rán Popeyes, Dunkin Donuts... ở trung tâm TP.HCM, Hà Nội và một số thành phố lớn. 

Song, không chỉ được biết đến là với mảng kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPP Group cũng đang có rất nhiều khoản đầu tư liên quan đến lĩnh vực hàng không và dịch vụ hàng không.

Ông hiện giữ chức vụ chủ tịch HĐQT của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) - nhà cung cấp dịch vụ phi hàng không dẫn đầu tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với 45% vốn điều lệ.

Bên cạnh thương vụ đầu tư vào Sasco, IPP cũng góp tới 55% vốn tại CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh (CRTC) - đơn vị đầu tư và vận hành nhà ga quốc tế Cam Ranh. Theo đó, Nhà ga Quốc tế - sân bay Cam Ranh (CRTC) có tổng mức 3.735 tỷ đồng, công suất có thể đạt 6 - 8 triệu hành khách/năm. 

Đại gia bí ẩn góp gần 500.000 tỷ lập “siêu doanh nghiệp” giàu vượt xa tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Auto Investment Group mới đăng ký thành lập, với số vốn 500.000 tỷ đồng, cao hơn cả vốn điều lệ của tập đoàn Vingroup.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG LY ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN