Mở công ty mua bán và cho thuê ô tô điện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp vốn ở những DN nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi góp vốn mở công ty mua bán và cho thuê ô tô điện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành cổ đông lớn và làm lãnh đạo ở hàng chục doanh nghiệp.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup vừa công bố thông tin thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh (For Green Future) hoạt động trong lĩnh vực mua bán và cho thuê ô tô điện.

Công ty FGF có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nắm giữ 90% cổ phần. FGF hoạt động trong lĩnh vực mua bán các xe ô tô điện VinFast và kinh doanh dịch vụ cho thuê xe điện tự lái.

Mục tiêu của Công ty là trở thành nền tảng giúp phát triển thị trường ô tô điện đã qua sử dụng, mang lại sự yên tâm cho các chủ xe VinFast về giá trị bán lại khi có nhu cầu. Bên cạnh phạm vi mua bán xe cũ, Công ty FGF cũng cung cấp dịch vụ cho thuê xe điện tự lái (cả xe cũ và xe mới) dành cho các tổ chức và cá nhân với chi phí hợp lý.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố thành lập thêm công ty mua bán xe điện cũ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố thành lập thêm công ty mua bán xe điện cũ

Trong giai đoạn đầu, FGF dự kiến sẽ có từ 1.000 - 2.000 xe cho thuê tự lái, gồm tất cả các dòng xe VinFast, hoạt động tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế... Sau khi chính thức vận hành, quy mô đội xe sẽ tiếp tục gia tăng về số lượng, tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn quốc.

Việc thành lập công ty mua bán và cho thuê ô tô điện đã qua sử dụng FGF là bước đi tiếp theo của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng trong lộ trình xanh hóa giao thông tại Việt Nam. Trước đó, ông đã thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách và Công ty Phát triển trạm sạc toàn cầu V-GREEN nhằm gia tăng khả năng trải nghiệm và sử dụng xe điện cho đông đảo người dân, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái giao thông xanh và thúc đẩy hành động nhằm hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ tại COP 26.

Ngoài những doanh nghiệp kể trên (Tập đoàn Vingroup; For Green Future; Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM và Công ty Phát triển trạm sạc toàn cầu V-GREEN), theo báo cáo quản trị của Tập đoàn Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đang là cổ đông của một loạt doanh nghiệp khác có thể kể đến: Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Nam - cổ đông lớn nhất của tập đoàn Vingroup; Thành viên hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Vinhomes (VHM); Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Vinfast; Cổ đông lớn của công ty cổ phần quỹ giải thưởng VinFuture; Cổ đông lớn của công ty cổ phần giải pháp năng lượng VinEs; Cổ đông lớn Công ty Asian Star Trading & Investment Pte. Ltd.; Cổ đông lớn ông ty ổ phần giải pháp năng lượng Vines Hà Tĩnh; Thành viên hội đồng quản trị, cổ đông lớn của Công ty cổ phần quản lý và đầu tư BĐS VMI và Tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị Vinfast Auto Pte. Ltd. (VFS)  - doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với giá trị vốn hóa 10,05 tỷ USD.

Hiện tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn đang là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, theo Forbes. Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đang nắm giữ khối tài sản có giá trị 4,1 tỷ USD. Trả lời phỏng vấn trên Bloomberg mới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng cho biết sẽ đầu tư VinFast cho đến khi hết tiền, đồng thời tự tin có thể lèo lái đưa VinFast vượt qua những khó khăn, bất chấp việc Toyota hay Volkswagen đang gặp khó trên toàn cầu.  

Nguồn: [Link nguồn]

Đồng yên mất giá khiến nhiều người lao động Việt có ý định rời bỏ Nhật Bản, một số khác có ý định tìm kiếm cơ hội việc làm từ các nước khác để tăng thu nhập; nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang hợp tác với thị trường này cũng đều “ngao ngán”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN